L ỜI CẢM ƠN
1.4.2. Kinh nghiệm tại một số địa phương
Đông Hải (2017) với bài viết “Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách ở Cần Thơ”. Bài viết đã đi sâu vào phân tích các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2012
–2016. Trong đó, bài viết đã phân tích sâu 2 giải pháp nổi bật đã giúp cho tín dụng chính sách tại Cần Thơ được thực hiện một cách hiệu quả. Giải pháp thứ nhất, có sự
kết hợp chặt chẽ giữa NHCSXH tỉnh với chính quyền địa phương trong việc xác định
đối tượng cho vay, xét duyệt cho vay, giám sát các hoạt động cho vay. Chủ tịch UBND cấp xã tham gia họp giao ban hàng tháng với ngân hàng, hội đoàn thể và tổ TK&VV để chỉđạo tháo gỡkhó khăn, vướng mắc, nhất là việc xử lý nợ quá hạn, lãi
tồn đọng; tạo điều kiện cho hoạt động của tổ giao dịch xã an toàn, hiệu quả; kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động nhận ủy thác của hội đoàn thể. Đồng thời, NHCSXH còn phối hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể nhận ủy thác và các cơ quan chức
năng thực hiện lồng ghép với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, đào tạo nghề, hướng dẫn
cách làm ăn, xây dựng và nhân rộng các dự án, mô hình giảm nghèo bền vững, làm kinh tế hiệu quả.
Thế Anh và Thanh Bình (2017) nghiên cứu tình hình nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại Tiền Giang. Bài viết đi sâu vào phân tích vai trò của tín dụng chính sách trong việc giúp người dân tỉnh Tiền Giang thoát nghèo. Bài viết đã đưa ra
những số liệu cho thấy những tác động tích cực của tín dụng chính sách đến việc giảm nghèo của các hộdân trên địa bàn tỉnh. Kết quả cụ thể cho thấy, đến hết năm 2016,
NHCSXH tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện hỗ trợ vốn có hiệu quảcho 618.542 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; góp phần giúp 101.249
lượt hộvượt qua ngưỡng nghèo, thu hút tạo việc làm cho 68.337 lao động, tạo điều kiện cho 73.183 lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng cải tạo 146.640 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đồng thời, chất lượng tín dụng đã được nâng cao đáng kể khi tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 1,67% xuống còn 0,41%. Để đạt được những kết quảnhư trên, NHCSXH tỉnh Tiền Giang tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp như: Làm tốt công tác kiểm tra, giám
sát, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn vay; sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức hội, đoàn thể nhận dịch vụủy thác; tiếp tục củng cố mạng
lưới, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV; tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, UBND cấp xã và các tổ chức hội, đoàn thể trong việc triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp khắc phục tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý vốn tín dụng chính sách và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của các đơn vị trực thuộc, kịp thời báo cáo cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương các trường hợp chiếm dụng vốn, hộ vay có khảnăng trả nợnhưng chây ỳ, dây dưa không chịu trả nợ. Tại các điểm giao dịch xã, các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục
của NHCSXH được niêm yết công khai, người vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cốđịnh hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, vay và trả nợtrước sự chứng kiến của cán bộ tổ chức CT-XH, Tổtrưởng Tổ TK&VV và chính quyền cấp xã.