Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và chính

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 102 - 103)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.4. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và chính

cơ sở để phát huy tối đa hiệu quả

- Các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với ủy ban MTTQ, các Đoàn thể, tìm giải pháp tích cực để giúp hộ nghèosử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ NHCSXH, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ XĐGN. Đảm bảo trên địa bàn toàn huyện không có "thôn, bản trắng " về tín dụng ưu đãi, trong khi còn nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang có nhu cầu vay vốn.

- UBND các cấp chỉ đạo BĐD HĐQT NHCSXH các cấp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của NHCSXH, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyển tải nguồn vốn cho vay ưu đãi đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đồng thời có biện pháp thu hồi nợ gốc và lãi đầy đủ, kịp thời, đảm bảo nguồn vốn tín dụng ưu đãi phải được bảo tồn và phát triển, đồng thời cho vay phải đảm bảo đúng đối tượng.

- Quan tâm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để NHCSXH thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp XĐGN trên địa bàn.

- Các Hội, Đoàn thể phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc giúp cho các hộ nghèo tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi; Tăng cường phổ biến kinh nghiệm sản xuất, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương thức làm ăn mới cho các Hội viên để vừa phát huy hiệu quả đầu tư của nguồn vốn ưu đãi, vừa đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với NHCSXH đôn đốc, thu hồi nợ, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn theo đúng qui định.

- NHCSXH huyện phát huy tinh thần tự lực, vượt khó, không ngừng nâng cao

chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn đối với khách hàng, thực sự là người bạn tin cậy của các hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách; Phân tích cụ thể về tình hình nợ xấu, nợ quá hạn và báo cáo UBND huyện để có sự tập trung chỉ đạo, đồng thời xây dựng các chương trình xử lý nợ để thu hồi nợ xấu, nâng cao chất lượng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi; Phối hợp với các Hội, Đoàn thể tăng cường kiểm tra, đôn đốc đối với các hộ gia đình vay vốn; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với người dân, đảm bảo hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, góp phần tích cực vào công tác XĐGN tại địa phương.

- Phối hợp chính quyền xã, tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ trưởng tổ

TK&VV thực hiện tuyên truyền, quán triệt cho người dân hiểu được quyền lợi và

nghĩa vụ của mình trước, trong và sau khi cho vay vốn, để hộ không còn tư tương

trông chờ ỷ lại, có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, thực hành tiết kiệm và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay đúng thời hạn, trả lãi theo định kỳ hàng tháng. Tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức: Tổtrưởng, cấp Hội, đoàn thể tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt Tổ TK&VV, sinh hoạt Hội, đoàn thể; Trưởng thôn, khu phố

tuyên truyền trong các cuộc họp thôn; Ngoài ra in và phát tờrơi các chương trình tín

dụng của NHCSXH đến các đối tượng thụhưởng, treo băng zôn, khẩu hiệu tại những

nơi dễnhìn để nhân dân biết.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)