L ỜI CẢM ƠN
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
2.4.3.1. Nguyên nhân từ phía NHCSXH tỉnh Đồng Tháp
Thứ nhất, chính sách và quy trình tín dụng - Về đối tượng vay vốn
Việc xác định đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo còn bất cập, còn bị lệ thuộc vào tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm củađịa phương nên khi có thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, ốm đau và các nguyên nhân bất khả kháng đột xuất khác xảy ra làm phát sinh thêm số hộ nghèo, hộ cận nghèo nhưng chưa được các cơ quan chức năng bổ sung kịp thời vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo nên khó khăn cho việc thực hiện tín dụng chính sách.”
- Về phương thức cho vay
Phương thức cho vay đơn giản nhưng còn không ít trở ngại : hạn về quy trình cho vay là phải thông qua việc bình xét của tổ TK&VV, xác nhận của chính quyền địa phương nên thời gian từ khi nộp đơn xin vay đến giải ngân tương đối kéo dài. Khi người này cần vốn thì không đủ người để thành lập nhóm, khi đã đủ người thành lập nhóm rồi thì họ lại không cần vốn nữa. Hoặc thời điểm hộ nghèo cần vốn thì chỉ tiêu vốn lại chưa kịp thời từ trung ương. Chính vì vậy đã tạo nên sự “khập khiễng” trong khi cho vay, vốn không đáp ứng được kịp thời cho người nông dân nghèo đúng thời điểm.
NHCSXH mới chỉ đầu tư trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng nhưng có một thực tế là một bộ phận hộ nghèovẫn chưa thể trực tiếp sử dụng vốn vay cho mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều lý do. Những đối tượng này chỉ có thể đi làm thuê nên cần thiết phải đầu tư theo nhóm hộ, hoặc các chủ sản xuất, chủ doanh nghiệp để thu nhận người lao động là hộ nghèo, tạo cho họ công ăn việc làm.
Một bộ phận hộ nghèođã sử dụng vốn tín dụng ưu đãi mà chưa thoát nghèo, phát sinh tình trạng nợ quá hạn và gần như không còn khả năng trả nợ ngân hàng. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì tự bản thân hộ nghèovới trình độ sản xuất
kinh doanh hạn chế chủ yếu là lao động làm thuê nên sử dụng nguồn vốn vay vào tiêu dùng. Hệ quả là nhóm hộ nghèonày không trả được nợ cho ngân hàng do không đưa đồng vốn vay vào sản xuất kinh doanh. Hộ nghèothuộc nhóm này thực sự cần phương thức đầu tư gián tiếp thông qua các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư sử dụng sức lao động của họ để giải quyết việc làm, hoặc các hợp tác xã, tổ hợp tác từ đó gián tiếp giúp họ nâng cao thu nhập, thoát nghèo một cách bền vững hơn.
- Về lãi suất cho vay
Quy định vềlãi suất cho vay mặc dùtạo ra sự ổn định cho việc chi trả lãi nhưng đôi khi lại tạo ra những cản trở đối với công tác cấp tín dụng chính sách. Lãi suất chậm được điều chỉnh khiến cho có những thời điểm lãi suất cho vay hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác cao gần bằng lãi suất cho vay thương mại, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ vay. Ngược lại, có những thời điểm, lãi suất ưu đãi thấp hơn nhiều hơn so với chi phí huy động của NHCSXH, tạo áp lực lên hoạt động cấp bù lãi suất, ảnh hưởng tới tính bền vững của chính sách tín dụng ưu đãi.
- Về thời hạn cho vay
Hiện nay NHCSXH mới chỉ áp dụng phương thức thu nợ theo luân chuyển đối tượng đầu tư và thỏa thuận của người vay là ngắn hạn (dưới 1 năm), trung hạn (đến 5 năm), dài hạn (5 năm trở lên). Tuy nhiên, đối với hộ nghèo, bài học kinh nghiệm của tài chính vi mô là cho vay trả góp giúp họ trả dần nợ gốc theo tháng, họ sẽ biết tính toán hơn trong việc sử dụng vốn vay.
- Về mức cho vay tối đa
Việc chưa xác định được chính xác và không bảo đảm được mức vay vốn phù hợp cho hộ nghèo sẽ khiến hộ nghèokhông mua đủ nguyên vật liệu, công cụ lao động cho sản xuất kinh doanh hoặc phải mua những hàng hóa không có chất lượng tốt, dẫn đến giảm hiệu sản xuất kinh doanh và hiệu quả của đồng vốn tín dụng ưu đãi.
Thứ hai, trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ NHCSXH tỉnh
Đồng Tháp.
Đa số cán bộ NHCSXH tỉnh Đồng Tháp là cán bộ mới tuyển dụng và được đào tạo ngắn về nghiệp vụ NHCSXH nên chưa có kinh nghiệm và còn hạn chế về khả năng giao tiếp, truyền đạt nghiệp vụ lại cho cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác cũng như tổ TK&VV.
“Phần lớn cán bộ lãnh đạo tại các Phòng giao dịch cấp huyện đa số là cán bộ trẻ, còn thiếu kinh nghiệm quản lý, điều hành nên chưa thể bao quát hết công việc do
đó cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị.”
Mô hình tổchức điều hành đã bộc lộnhững bất cập trong việc bốtrí nhânlực cho hoạt động giao dịch tại xã, các nghiệp vụ giao dịch tại xã ở nhiều nơi còn ít, trong khi nhiều nơi lại xuất hiện tình trạng quá tải công việc. Quy mô tín dụng ngày càng tăng với địa bàn hoạt động rộng khắp theo địa giới hành chính trong một huyện đòi
hỏi cần có một nguồn nhân lực hợp lý để luân phiên đi giao dịch tại các điểm giao dịch. Nhân lực của NHCSXH cấp huyện cần phải được xem xét dựa trên căn cứ là dư nợ bình quân một cán bộ quản lý, số xã và khoảng cách giữa xã với trụ sở giao dịch, số lượng khách hàng vay vốn và số lượng Tổ TK&VV tăng thêm hàng năm.
Thứ ba, sự phối hợp giữa các bên tham gia vào hoạt động tín dụng đối với hộ nghèochưa tốt
Quá trình triển khai cơ chế ủy thác, ủy nhiệm qua các tổ chức, cá nhân này đã phát sinh một số vấn đề ngay trong cơ chế và về phía đối tác nhận ủy thác, ủy nhiệm như: chi phí cao, rủi ro lớn, tín dụng chính sách chậm đến vùng khó khăn, vốn không được giải ngân kịp thời, việc giám sát sử dụng tiền vay, thu nợ bị coi nhẹ, nợ quá hạn
ngày càng cao.
Các Tổ chức chính trị xã hội, tổ TK&VV là đầu mối tổ chức bình chọn và lập danh sách trình UBND xã/phường xét duyệt cho vay nhưngviệc cho vay, thu nợ lại là trách nhiệm của NHCSXH. Việc trả hoa hồng cho Tổ TK&VV, trả phí ủy thác cho tổ chức chính trị xã hội chỉ căn cứ vào lãi thu được và chất lượng dư nợ (NHCSXH căn cứ vào tỉ lệ dư nợ quá hạn để xác định % phí ủy thác thanh toán cho tổ chức chính trị xã hội), không yêu cầu về trả nợ gốc và nội dung sử dụng vốn vay của hộ vay để thanh toán 2 khoản phí này. Do đó các tổ chức này không phải chịu ràng buộc trách nhiệm, mặc dù nội dung này được cam kết trong hợp đồng ủy thác. Ngoài ra, vì mục đích tăng thu hoa hồng và phí ủy thác, các tổ chức này không tích cực đôn đốc hộ vay trả nợ gốc theo phân kỳ (vì dư nợ càng cao thì lãi thu được càng cao, hoa hồng và phí ủy thác cao), dẫn đến hiệu quả của đồng vốn vay thấp. Phí dịch vụ ủy thác phân chia
cho từng cấp tổchức CT-XHchưa thật sựhợp lý khi tổ chức CT-XH cấp xã là nơi tổ chức thực hiện chủ yếu các công việc được NHCSXH ủy thác nhưng tỷ lệ phí nhận được chưa tương xứng với khối lượng công việc phải thực hiện. Hơn nữa, việc đào tạo kỹ nănglàm dịch vụ ủy thác của các cấp hội chưa được chú trọng, nhất là tổ chức
CT-XH cấp xã, cấp trực tiếp quản lý các Tổ TK&VV.
Điều kiện vay vốn của người vay, NHCSXH cũng giao cho Tổ TK&VV và tổ chức chính trị xã hội thực hiện do đặc điểm cho vay hộ nghèo là mức vay thấp, chi
phí cao. Các tổ chức chính trị xã hội cũng đã chỉ đạo việc bình xét cho vay dựa trên khả năng sử dụng vốn vay song thực tế cũng xảy ra tình trạng cho vay không đúng đối tượng do ý chí chủ quan của cán bộ tổ chức chính trị xã hội. Một số đơn vị Tổ chức chính trị xã hội quá thận trọng, lo sợ mất vốn cho vay không đúng đối tượng hộ nghèo, thậm chí hộ khá giả được vay. Có trường hợp hộ vay có tình trạng tài chính xấu như nợ nần cho vay nặng lãi, vay vốn thực chất không sử dụng…
2.4.3.2. Nguyên nhân bên ngoài
- Điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở lưu vực sông Mê Kông, phía bắc Đồng bằng sông Cửu Long, đất đai Đồng Tháp nằm ở hai bên bờ sông Tiền và một phía của bờ
sông Hậu. Trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng của tỉnh từng bước được đầu tư và đưa vào sử dụng có hiệu quả, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh, đời sống người dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo có xu hướng giảm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh vẫn còn một số khó khăn như: chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tếchưa cao; chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa chủđộng trong khâu tiêu thụ;
chưa huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phục vụ xây dựng nông thôn mới …
- Chủ trương của chính quyền địa phương về sử dụng công cụ tín dụng
chính sách để giảm nghèo
Cùng một mục tiêu cho vay vốn đối với hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn nhưng lại ban hành quá nhiều văn bản, quy định cho hộ nghèo nhưng tiêu chí và tên gọi khác nhau. Cụ thể, một hộ cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách tín dụng ưu đãi khiến có hộ vay vốn không xuất phát từ nhu cầu vay vốn mà xuất phát từ chính sách được thụ hưởng, vì vậy nảy sinh vấn đề hiệu quả tín dụng chưa cao và khả năng trả nợ của hộ gia đình thấp. Riêng đối tượng hộ nghèo dân tộc thiểu số hiện nay có thể đang hưởng thụ 14 chương trình tín dụng chính sách, trong đó có: 06 chương trình thực hiện theo các đối tượng chính
vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh sinh viên, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, cho vay đi lao động nước ngoài); 05 chương trình theo diện đối tượng hộ nghèo (cho vay theo Nghị định 78, cho vay theo Nghị quyết 30, cho vay đi xuất khẩu lao động diện 30c, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hỗ trợ làm nhà ở); 03 chương trình theo chính sách riêng đối với hộ dân tộcthiểu số (cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 54, cho vay hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm theo Quyết định 29, cho vay hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất theo Quyết định 755). Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự gắn kết giữa tính chiến lược, bao quát và yêu cầu đáp ứng, giải quyết các nhu cầu vay vốn cụ thể, trước mắt của chính sách tín dụng hộ nghèo; thiếu sự lồng ghép, tích hợp các chính sách ban hành sau với các chính sách đã có, đang phát huy hiệu quả cho cùngnhóm đối tượng.
- Ý thức đối tượng chính sách
Với trình độ có hạn, nhiều khi những người nông dân vay vốn rồi nhưng chưa biết sử dụng vào mục đích gì để cho có hiệu quả, nếu có thì chỉ là chăn nuôi nhỏ, nhưng điều kiện thực tế của gia đình lại rất tốt nếu như biết tổ chức lại. “Thêm vào
đó, một bộ phận hộ nghèocòn trông chờ, ỷ lại vào chế độ chính sách, xem việc vay vốn như chính sách “cho không” của Nhà nước, sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc có hiện tượng đã thoát nghèo nhưng chây ỳ không chịu trả nợ, còn nhiều tình trạng người vay vốn bỏ đi khỏi địa phương (đặc biệt là ở những nơi kinh tế khó khăn, biên giới như Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự) nên gây không ít khó khăn cho việc xử lý, đôn đốc thu hồi nợ. Đây chính là khó khăn, thách thức lớn đặt ra với chi nhánh
Kết luận chương 2
Trên cơ sở lý luận định hướng của chương 1, chương 2 của luận văn đã khái
quát vềđặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Tháp đồng thời nêu rõ hoàn cảnh ra đời cũng như mô hình tổ chức bộmáy và phương thức hoạt động của NHCSXH Việt Nam và NHCSXH Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. Ngoài ra luận văn
còn tập trung phân tích thực trạng tín dụng của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp mà trọng tâm là tín dụng chính sách đối với hộ nghèo trong khoảng thời gian từnăm 2014 đến
năm 2018.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đánh giá những kết quả đạt được cùng những thuận lợi khó khăn trong công tác tín dụng đối với hộ nghèo và nguyên nhân của những khó khăn đó, từ đó cho thấy rõ mối liên hệ giữa tín dụng đối với hộ
nghèo và công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
“Việc phân tích những hạn chế và nguyên nhân hạn chếtrong chương 2 này là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp và các kiến nghị trong chương 3 nhằm
tăng cường hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn trong giai đoạn sau này.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NHCSXH TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN