L ỜI CẢM ƠN
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHCSXH tỉnh Đồng Tháp
Từ những kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm tại một sốđịa phương, tác giả
rút ra một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp như sau:
Thứ nhất, chính sách cho vay theo nhóm: đặc trưng của mô hình hoạt động tài chính vi mô là mô hình tổ, nhóm. Với hình thức cho vay theo nhóm là một trong những phương thức quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách. Thay vì yêu cầu tài sản đảm bảo, tín dụng vi mô được cung cấp dựa trên sự tín nhiệm và liên đới trách nhiệm tập thể giữa những hộ nghèo. Với sự lựa chọn các thành viên trong nhóm, đây là cáchtốt nhất để đánh giá năng lực của người vay, giảm tình trạng thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng chính sách.
Thứ hai, về nguồn lực tài chính cần phải đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho mục tiêu giảm nghèo, trong đó tăng cường huy động nguồn vốn tiết kiệm của
người dân ở khu vực nông thôn.
Thứ ba, tăng cường mối quan hệ giữa NHCSXH và các cấp chính quyền địa
phương và các cơ quan chức năng trong việc thực hiện lồng ghép với các chương
trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, đào tạo nghề, hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng và nhân rộng các dự
án, mô hình giảm nghèo bền vững, làm kinh tế hiệu quả.
Thứtư, mởrộng mạng lưới tổchức tín dụng tại các vùng nông thôn, vùng khó
khăn Các đối tượng chính sách thường không có đủ hiểu biết, sự tự tin cũng như phương tiện và chi phí để tiếp cận các dịch vụ tín dụng; do vậy, việc mở rộng mạng
lưới hoạt động tín dụng đến cấp huyện, cấp xã là một bước để các ngân hàng, TCTD,
chương trình tín dụng đến gần hơn với người dân.
Thứ hai,củng cố hoạt động của các tổTK&VV tăng cƣờng công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ hội và ban quản lý tổ TK&VV nâng cao trình độ quản lý vốn cho vay.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày lý luận cơ bản về nghèo cũng như phân
tích nguyên nhân của nghèo đói, đặc tính của hộ nghèo Việt Nam, trình bày được khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng chính sách. Những vấn đềcơ bản về công tác quản lý tín dụng chính sách. Từđó, làm rõ sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ
hộ nghèo. Trong các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo thì nội dung Chương I đã nhấn mạnh tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện, chỉ rõ tính tất yếu khách quan phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng chính sách trong công tác giảm nghèo. Đồng thời chỉ ra các nhân tố tác động cũng như các tiêu chí để đánh giá kết quả hoạt động của tín dụng
chính sách đối với hộ nghèo.
Từ những lý luận cơ bản trên, Chương 1 là cơ sở lý luận nhằm định hướng cho quá trình nghiên cứu thực hiện mục tiêu của đề tài ở những chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP