L ỜI CẢM ƠN
3.1.2. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Đồng Tháp
Thực hiện theo định hướng công tác giảm nghèo của tỉnh Đồng Tháp, Chiến
lược phát triển của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp là nâng cao năng lực và hiệu quả của một định chếtài chính Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn, hoạt động của NHCSXH phải tập trung thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Với các mục tiêu cụ thể:
- Tham mưu UBND tỉnh, UBND huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thống nhất quyết nghị chuyển vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH hàng năm.
- Phấn đấu 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại địa phương
có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH
cung cấp.
- Dư nợtăng trưởng bình quân hàng năm từ8% đến 10%. - Phấn đấu tỷ lệ nợ quá hạn bằng bình quân toàn quốc.
TK&VV, 100% Tổ TK&VV phải duy trì tổ viên theo địa bàn dân cư, tổ chức sinh hoạt định kỳ và họp tổbình xét cho vay theo quy định.
- Hội đoàn thể nhận ủy thác thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát theo văn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy thác với NHCSXH. Đối với cấp xã kiểm tra 100% tổ TK&VV, 100% món vay được kiểm tra trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát tiền vay
và định kỳ kiểm tra điển hình mỗi tổ ít nhất 05 hộ vay.
- Tiếp tục tuyên truyền các chính sách tín dụng đến với người dân thông qua nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường vận động, giáo dục ý thức tự giác
cho người vay vốn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, trả lãi theo thỏa thuận với NHCSXH nhằm bảo toàn nguồn vốn chính sách, tiếp tục bổ sung nguồn lực để phục vụ hộnghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn góp phần đảm bảo ASXH, phát triển kinh tế tại địa phương.
3.1.2.1. Củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng
Từ việc phân tích thực trạng, nguyên nhân của những vấn đề tồn tại trong công tác tín dụng nêu trên, chi nhánh sẽ tiến hành rà soát lại từng trường hợp cụ thể, căn
cứnguyên nhân để có giải pháp xử lý phù hợp. Một số giải pháp cơ bản:
- Tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp và các cơ quan có liên quan lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban
Bí thư Trung ương về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và Quyết định số401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủtướng Chính phủ về
Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Tổng giám đốc để chỉ đạo quyết liệt,
cương quyết việc củng cố TổTK&VV, đổi sổ vay vốn và việc xử lý nợ vay. Lập kế
hoạch chi tiết, cụ thể đến từng trường hợp để triển khai thực hiện. Tuyệt đối không
- Củng cố, chấn chỉnh, rà soát năng lực khảnăng quản lý của từng tổ TK&VV, mạnh dạn thay thế, bổ sung những trường hợp yếu kém. Đặc biệt tập trung công tác kiện toàn tổTK&VV đảm bảo các thành viên trong tổ sinh sống liền cư đồng thời hỗ
trợ nâng cao chất lượng hoạt động ủy nhiệm của các tổ TK&VV hoạt động trung bình và yếu kém.
- Tiến hành phân tích nguyên nhân, phân loại nợ theo định kỳquy định để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Phối hợp chặt chẽ với các Hội đoàn thể, Ban giảm nghèo, tổ TK&VV trong việc bình xét cho vay đảm bảo đúng đối tượng thụhưởng từng chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra giám sát và xử lý nợ vay.
Qua đó có sựtrao đổi thông tin thường xuyên giữa Hội đoàn thể và Ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.
- Việc giao chỉ tiêu thu lãi, nợ quá hạn cho từng huyện, thị, thành phố được thực hiện ngay từđầu năm và tăng cường kiểm tra giám sát, đôn đốc việc thực hiện.
Đưa chỉ tiêu thu lãi, nợ quá hạn làm tiêu chí để phân loại và xét thi đua đối với từng cán bộ.
3.1.2.2. Củng cố về công tác tổ chức cán bộ
- Kiện toàn, sắp xếp lại cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ nghiệp vụ tại các phòng thuộc Hội sở tỉnh và Phòng giao dịch cấp huyện. Phương châm kiện toàn là hạn chế tối đa sự xáo trộn, kết hợp bố trí cán bộđúng năng lực sở trường với hợp lý
hoá gia đình đểđảm bảo sựổn định, lâu dài.
- Tuyển dụng bổ sung số cán bộ nhân viên còn thiếu, thực hiện việc quy hoạch,
đào tạo, luân chuyển để bổ sung số cán bộlãnh đạo quản lý còn thiếu trên cơ sở cân
đối lực lượng tại chỗ.
- Sau khi kiện toàn, sắp xếp lại cán bộ, triển khai công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho tất cảcác các lĩnh vực, trong đó chú trọng nhất là công tác tín dụng.
- Thực hiện việc phân công, bố trí lại lao động tại các Phòng giao dịch và phòng chuyên môn nghiệp vụ của Hội sở tỉnh theo hướng thành lập các Tổ công tác
phụ trách cụm xã, trong đó có cả cán bộ tín dụng và cán bộ kếtoán, đảm bảo sử dụng tối đa nguồn nhân lực của từng đơn vị. Tại Hội sở tỉnh, bố trí cán bộ chuyên theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra giám sát hoạt động của các Phòng giao dịch cấp huyện.
- Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ hàng năm đểđảm bảo có nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý kế thừa vững chắc, lâu dài.
3.1.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ
- Căn cứ kế hoạch kiểm tra của cấp trên, chi nhánh xây dựng Chương trình
kiểm tra và chủ động tổ chức thực hiện kiểm tra tại đơn vị Phòng giao dịch, chú ý Phòng giao dịch có doanh số hoạt động cao, tỷ lệ thu lãi thấp, nợ quá hạn cao, có nhiều tồn tại.
- Xử lý dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tốcáo theo đúng quy định của pháp luật, không để khiếu nại, tố cáo vượt cấp và triển khai biện pháp phòng chống tham
nhũng và phòng chống tội phạm, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nghiêm khắc xử lý đối với tập thể, cá nhân có tiêu cực, sai phạm nhằm đưa hoạt động của Chi
nhánh đi vào kỷcương, nề nếp.
- Xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm của Ban đại diện HĐQT
các cấp phù hợp với tình hình, đặc thù tại từng địa phương, trong đó có phân công
thành viên phụtrách địa bàn cụ thểđể nhằm nắm bắt tình hình tín dụng thực tế một cách kịp thời theo từng thời điểm để có hướng chấn chỉnh, khắc phục góp phần duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng một cách thường xuyên.
3.1.2.4. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ
Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ nghiệp vụNHCSXH, thành viên BĐD HĐQT các cấp, cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác, cán bộ ban giảm nghèo xã kể cả thành viên Ban quản lý tổ TK&VV nhằm mục đích để từng cán bộ có đầy đủ hiểu biết, kỹnăng chuyên môn, tạo sự nhận thức và hiểu biết thống nhất về chính sách của Chính phủ, cơ chế nghiệp vụ của NHCSXH.
Tăng cường cộng tác đào tạo, tập huấn thông qua hình thức tham gia cũng như
học tập kinh nghiệm lẫn nhau góp phần hỗ trợ công tác ngày một chuyên nghiệp và có hiệu quảhơn.
3.1.2.5. Coi trọng và làm tốt công tác thi đua khen thưởng
Tổ chức thi tay nghề, tuyên dương kịp thời những mô hình tốt, người tốt, việc tốt đồng thời thực thi kỷ luật nghiêm đối với những cán bộ có việc làm sai trái, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.
Phát động các đợt thi đua, khen thưởng hàng năm nhằm động viên, khuyến khích các cá nhân, tập thể liên quan có những đóng góp tích cực cho hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, nâng cao chất
lượng tín dụng chính sách.
3.1.2.6. Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tổ giao dịch tại các Điểm giao dịch xã
Việc tổ chức giao dịch xã của NHCSXH đã tạo được hệ thống dịch vụ gần dân, thân thiện và có trách nhiệm, tiết kiệm chi phí giao dịch, đi lại cho người dân. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục củng cốnâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của Tổ giao dịch tại các Điểm giao dịch xã:
- Duy trì tốt lịch giao dịch cốđịnh, thực hiện tốt việc công khai chính sách tín dụng
ưu đãi, đưa vốn tín dụng chính sách đến tận tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. - Tăng cường trang bị vềphương tiện và công cụ làm việc cho Tổ giao dịch xã
như: trang bịđầy đủ phương tiện vận chuyển tiền chuyên dụng để đảm bảo an toàn kho quỹtrong quá trình điều chuyển tiền và đi giao dịch xã, trang bị dầy đủ máy tính
xách tay, máy in, máy đếm tiền, máy soi tiền, camera ghi hình,.., thường xuyên kiểm tra chất lượng hình ảnh và file lưu trữ camera trong và sau khi giao dịch.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Tổ giao dịch xã
để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót và bất cập trong thực tiễn hoạt động.
3.1.2.7. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV:
Tổ TK&VV là nền tảng để nâng cao hiệu quả và chất lượng vốn tín dụng. Vai trò của Tổ TK&VV rất quan trọng trong quá trình quản lý và chuyển tải vốn tín dụng
chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vì vậy, NHCSXH cần tập trung thực hiện một số công việc sau:
- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, có kế
hoạch hoàn thành việc kiện toàn quy mô tổ theo cụm dân cư liền kề. Xác định việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV là việc làm thường xuyên, liên tục của các đơn vịngân hàng cơ sở. Ổn định, duy trì và phát triển các Tổ có chất
lượng hoạt động tốt. Rà soát lại các Tổ trung bình, yếu kém để tiến hành phân tích
làm rõ nguyên nhân và làm căn cứđể tiếp tục củng cố, kiện toàn.
- Duy trì sinh hoạt Tổ, chấn chỉnh hoạt động của Tổđể thực hiện tốt khâu bình xét cho vay và đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi, gửi tiết kiệm
theo đúng quy định. Việc bình xét cho vay của Tổ TK&VV cần có sự tham gia bình xét của Trưởng khóm/ấp và Hội, đoàn thể cấp xã trước khi trình hồ sơ vay vốn cho UBND cấp xã xác nhận.
- NHCSXH phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên tập huấn cho Tổ trưởng, Ban quản lý Tổ về kỹnăng quản lý nhằm nâng cao trách nhiệm của Tổtrưởng, Ban quản lý Tổ trong việc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo các nội dung hợp đồng ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm đã ký với NHCSXH.
- Tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Tổ TK&VV nhằm ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực xảy ra.
Ban quản lý Tổ TK&VV, đặc biệt là Tổ trưởng cần được ưu tiên lựa chọn những người có đủ phẩm chất, năng lực và được người dân tín nhiệm. NHCSXH và tổ chức CT-XH có trách nhiệm tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ Tổ một cách bài bản, chuyên nghiệp để có thể làm việc lâu dài, hạn chế tối đa việc lựa chọn Tổtrưởng là cán bộ hội, làm việc theo nhiệm kỳ.
Phí dịch vụ cho Tổ TK&VV còn ít nên chưa đủ hấp dẫn để ban quản lý Tổ
toàn tâm toàn ý cho hoạt động Tổ.
Ngoài ra, cần bổ sung Quy chế hoạt động của Tổ quy định về tính liên đới trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của các thành viên trong Tổ,
thậm chí đề ra chế tài trong việc một thành viên cố tình chây ỳ không trả nợ thì các thành viên khác phải có trách nhiệm trả thay.