L ỜI CẢM ƠN
3.2.5. Tập huấn kỹ thuật khuyến nông, lập dự án sản xuất kinh doanh cho các hộ
Hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khi được vay vốn, do tập
quán canh tác và thói quen lao động nên năng suất không cao, Vì vậy, phối hợp với
các đơn vị liên quan hướng dẫn hộ vay cách thức làm ăn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và hạn chếđược rủi ro trong tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng. Thông qua các buổi phổ biến cách thức sử dụng, phân bổ chi tiêu sử dụng vốn vay hợp lý, phối hợp với Hội đoàn thể, các cơ quan, ban
ngành lồng ghép tập huấn các chương trình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp giúp cho hộ vay không những sử dụng vốn có hiệu quảmà năng suất còn cao. Ngoài ra cần nhận thức rõ trách nhiệm trả lãi và nợ gốc ngay từ khi viết giấy đề nghị vay vốn. Cần
hiểu rõ đây là chính sách tín dụng ưu đãi cho vay với lãi suất thấp, không phải Chính phủcho không. Người vay phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong vay vốn, sử dụng vốn vay, Không ngừng họp tập để nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn vay,
tăng hiệu quả của đồng vốn, tích cực tham gia các buổi tập huấn về khuyến nông,
lâm, ngư, chuyển giao.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với các ngành tỉnh, trung ương
Thứ nhất, cần tạo một môi trường kinh tếvĩ mô ấn định
Hệ thống tài chính tín dụng nông thôn chỉ có thể phát triển bền vững trên môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. “Đặc biệt là các chỉ số kinh tế như tốc độ tăng GDP, tỷ lệ lạm phát hợp lý có thể kiểm soát được, tăng tỷ lệ tích lũy tiết kiệm và đầu tư. Ốn định chính trị là điều kiện tiên quyết cho sự bền vững về kinh tế.
Thứ hai, cần tạo một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi
Nhà Nước luôn có một chính sách tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển để tạo cơ sở cho vốn tín dụng bền vững như:
- Có chính sách và giao cho Bộ Nông nghiệp và Nông thôn làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành liên quan tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư; thúc đẩy tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chính sách tiếp thị, hướng dẫn sản xuất và chính sách bảo hộ xuất khẩu...
- Khu vực nông thôn cần được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển cho người dân nông thôn.
- Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy thị trường tài chính nông thôn phát triển, cần khuyến khích hỗ trợ, tạo cơ sở pháp lý cho các công ty tài chính ra đời phát triển dịch vụ tới mọi người dân, đặc biệt là bảo hiểm tín dụng.
3.3.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh, huyện
Tiếp tục xác định rằng, công tác giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của nhiều cấp, nhiều ngành. Vì vậy, cần phải có sự vận hành đồng bộ các hoạt động giảm nghèo từ khâu cho vay vốn, hướng dẫn làm ăn, tăng cường giáo dục nâng
cao dân trí cho người dân, nhằm giúp cho hộ nghèo có ý chí phấn đấu làm giàu bên cạnh sự trợ giúp của cộng đồng và toàn xã hội, kết hợp với việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, vùng nghèo một cách đồng bộ.
- Đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22 tháng 11 năm 2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Hàng năm, các tỉnh, thành phố có trách nhiệm dành một tỷ lệ nhất định từ ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH để ủy thác nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn cho các mục đích phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Cụ thể với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó mục tiêu hướng đến là
tăng thu nhập cho người dân, chuyển dịch lao động nông thôn sang lao động công nghiệp có kỹ thuật cao thông qua hỗ trợ vốn vay để thực hiện chính sách đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đây được xem là giải pháp trọng tâm trong thực hiện mục tiêu XĐGN của tỉnh.
- Đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường chỉ đạo UBND cấp xã đề cao trách nhiệm, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ trong việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn; kiện toàn và nâng cao chất lượng “hoạt động của Ban giảm nghèo cấp xã, quản lý chặt chẽ đối tượng chính sách vay vốn NHCSXH; chỉ đạo Trưởng khóm, ấp, tổ dân phố phối hợp cùng NHCSXH, các tổ chức Chính trị -
xã hội, tổ TK&VV quản lý chặt chẽ vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn; theo dõi;”đôn đốcngười vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; chọn lọc và thành lập các Tổ TK&VV “hoạt động thật sự hiệu quả để hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ nghèo, cần coi NHCSXH là Ngân hàng của chính tổ chức mình, thực sự chăm lo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để NHCSXH hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ được giao.
3.3.3. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Cân đối bổ sung nguồn vốn cho vay hàng năm tăng trưởng từ 8% đến 10% để Chi nhánh đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn cho các huyện có điều kiện khó khăn
không tự huy động vốn được từ các tổ chức cá nhân cũng như vốn ủy thác đầu tư từ ngân sách huyện.
NHCSXH đẩy mạnh huy động nguồn vốn từ nước ngoài, đặc biệt là vốn ODA (vốn được Chính phủ giao) và các nguồn vốn từ các trung gian tài chính chuyên tài trợ cho các chương trình tín dụng vi mô. Đây không chỉ là cơ hội mà còn lại thách thức không nhỏ với NHCSXH do phải đáp ứng được các tiêu chí trước, trong và sau
khi giải ngân nguồn vốn của các đối tác nước ngoài. Cùng với đó, việc được hưởng nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế sẽ giúp NHCSXH tiếp cận được với các dự án hỗ trợ kỹ thuật đi kèm, mang lại giá trị thiết thực cho công tác tín dụng chính sách.
Kịp thời tuyển dụng và bổ sung cán bộ chuyên môn nghiệp vụ tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Tháp đủ số lượng theo biên chế được giao.
Duy trì tổ chức thường xuyên, định kỳ các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ nghiệp vụ tại Chi nhánh và các phòng giao dịch cấp huyện.
Kiến nghị Chính phủ tăng lãi suất cho vay đối với các chương trình cho vay mà đối tượng không phải là hộ nghèo lên ngang bằng với lãi suất thị trường để tăng nguồn thu bù đắp chi phí nhằm tạo điều kiện để NHCSXH có thể tự chủ về tài chính trong thời điểm thích hợp để phát triển bền vững.
NHCSXH cần nâng cao tỷ lệ giao dịch tại Điểm giao dịch xã, hướng tới tỷ lệ giao dịch tại cấp xã đạt 100%. Để thực hiện mục tiêu này, NHCSXH cần hoàn thiện quy trình giao dịch xã bằng phầm mềm corebanking, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin để tiến tới giao dịch trực tuyến ngay tại Điểm giao dịch xã (đồng thời NHCSXH cấp huyện, tỉnh và Hội sở có thể nắm được ngay tình hình giao dịch) tại Điểm giao dịch. Việc hoàn thiện quy trình gắn với nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và khả năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ hạn chế được những nhược điểm của các thao tác thủ công, giảm thiểu được các công việc trung gian, thời gian, từ đó nâng cao tỷ lệ giao dịch và năng suất lao động của các tổ giao dịch lưu động.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, căn cứ vào mục tiêu và định
hướng giảm nghèo của tỉnh Đồng Tháp, luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp
tăng cường hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp nhằm góp phần giảm nghèo trên địa bàn. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất những kiến nghịđối với các ngành của trung ương; UBND tỉnh, huyện và đối với NHCSXH Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các giải pháp đã đưa ra góp phần thực hiện mục tiêu của đề tài là tăng cường hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH
tỉnh Đồng Tháp đối với hộ nghèo, là điều kiện quyết định đối với sự thắng lợi của công tác giảm nghèo của tỉnh Đồng Tháp.
KẾT LUẬN
Xét trên cảphương diện lý luận và thực tiễn, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đóng vai trò rất quan trọng và là một đòi hỏi bức thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tếđất nước; Tín dụng chính sách đối với hộ nghèo là một trong những yếu tố vật chất thúc đẩy nhanh quá trình giảm nghèo.”Việc nghiên cứu tín dụng chính sách với công tác giảm nghèo là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về
lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu thực trạng tín dụng chính sách đối với hộ nghèo của NHCSXH nội dung Luận văn đã tập trung vào hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra cho mình là:”
Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về tín dụng chính sách
đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Phân tích những vấn đề cơ bản về tín dụng chính sách và vai trò của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo ở nước ta hiện nay. Khái quát những nguyên tắc, nội dung cơ bản của cơ chế tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, nghiên cứu và đề xuất cơ chế tín dụng thích hợp đối với hộ nghèo.
Thứ hai, đánh giá thực trạng về tình hình nghèo đói và những yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo.”Đánh giá khái quát tình hình hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH từ đó rút ra những kết quả đạt được và một số vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu.”
Thứ ba, từ phân tích thực trạng đề tài đã đề ra được những giải pháp, những kiến nghị có tính khả thi nhằm không ngừng tăng cường hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Đồng Tháp, để thực hiện tốt vai trò của nhiệm vụ của Ngân hàng trong việc gópphần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.
Những ý kiến đề xuất trong luận văn chỉ là một đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo. Tuy
nhiên những giải pháp đó có thể phát huy tác dụng nếu có sự nỗ lực phấn đấu của NHCSXH cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thế Anh và Thanh Bình (2017), Tiền Giang nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Tạp chí ngân hàng, số 9/2017
2. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (2017), Quyết định Số: 945/QĐ-LĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2017 phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
3. Nguyễn Hữu Dinh (2013), “Tín dụng chính sách đối với khu vực Tây Bắc: Thực trạng và giải pháp”. Tạp chí ThịTrường Tài chính Tiền tệ số 8(377) – Tháng 4/2013 4. Đàm Hữu Đắc (2013), Ngân hàng Chính sách Xã hội giúp người dân thoát
nghèo bền vững”. http://www.baomoi.com
5. Nguyễn Xuân Hương và Dương Thị Bích Diệu (2018), Các yếu tố ảnh hưởng
đến vốn tín dụng cho hộ nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Tạp chí khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, số 3 – 2018. 6. Nguyễn Thị Ngân Hà (2019), Kinh nghiệm quốc tế về phát triển, nâng cao hiệu
quả tín dụng chính sách xã hội. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao- doi/kinh-nghiem-quoc-te-ve-phat-trien-nang-cao-hieu-qua-tin-dung-chinh- sach-xa-hoi-310810.html
7. Đông Hải (2017), Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng chính sách ở Cần
Thơ, http://quyhotronongdan.vn/sitepages/news/1132/52505/kinh-nghiem- nang-cao-chat-luong-tin-dung-chinh-sach-o-can-tho
8. NHCSXH Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (2017), Tài liệu Hội nghị tổng kết 15 năm
thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ và hoạt động NHCSXH giai đoạn 2002-2017.
9. NHCSXH Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (2013), Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo các năm 2013
10. NHCSXH Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (2014), Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo các năm 2014
11. NHCSXH Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (2015), Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo các năm 2015
12. NHCSXH Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (2016), Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo các năm 2016
13. NHCSXH Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (2017), Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo các năm 2017
14. Nguyễn Minh Phương (2013), Tín dụng ưu đãi đối với công tác xóa đói giảm nghèo, tạp chí Thịtrường Tài chính tiền tệ, số 24 (393) – tháng 12/2013. 15. Lâm Quân (2014), Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Nguyễn Ngọc Quyền (2019), Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng
chính sách của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương. http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phan-tich-hieu-qua-su-dung-nguon-von- tin-dung-chinh-sach-cua-ho-ngheo-tren-dia-ban-tinh-binh-duong-63508.htm
17. UBND tỉnh Đồng Tháp (2013), Quyết định số 1347/QĐ-UBND.HC ngày 26/12/2013 Phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2013.
18. UBND tỉnh Đồng Tháp (2014), Quyết định số 1264/QĐ-UBND.HC ngày 15/12/2014 Phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2014.
19. UBND tỉnh Đồng Tháp (2016), Quyết định số 509/QĐ-UBND.HC ngày
12/5/2016 Phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016-2020
20. UBND tỉnh Đồng Tháp (2017), Quyết định số 39/QĐ-UBND.HC ngày
10/01/2017 Phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm
2016.
21. UBND tỉnh Đồng Tháp (2016), Kế hoạch 198/KH-UBND.HC ngày 10/10/2016
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc giảm nghèo bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2020
22. UBND tỉnh Đồng Tháp (2016), Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu giảm
nghèo giai đoạn 2011–2015, định hướng giai đoạn 2016-2020
23. UBND tỉnh Đồng Tháp (2016), Báo cáo tóm tắt về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016- 2020.