Định hướng công tác giảm nghèo của tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 87 - 90)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.1. Định hướng công tác giảm nghèo của tỉnh Đồng Tháp

3.1.1.1. Mục tiêu chung

- Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo một cách bền vững và toàn diện, tạo môi trường thuận lợi để hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội tại cộng đồng và tự

lực vượt qua ngưỡng nghèo, chống tái nghèo. Cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất, nâng cao mức sống của hộ nghèo, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị, nông thôn, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo;

- Gắn các mục tiêu giảm nghèo với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, với các chính sách an sinh xã hội và chương trình đào tạo nghềcho người lao động nông thôn;

- Tập trung giảm nghèo ở các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, các xã biên giới, các xã vùng sâu, các đối tượng nghèo thuộc diện chính sách người có công, thực hiện tốt chính sách trợ cấp xã hội, tăng cường công tác phòng chống thiên tai, chủ động kịp thời cứu trợđột xuất khi có thiên tai xảy ra.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 1,5%/năm theo chuẩn nghèo mới

(Quyết định số59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủtướng Chính phủ áp dụng

giai đoạn 2016-2020).

- Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, bảo

đảm thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng ít nhất là 02 lần so với

cuối năm 2015.

- Đảm bảo các điều kiện thiết yếu vềchăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế; giáo

người cao tuổi cô đơn, hộ nghèo thuộc diện có công với cách mạng, hộ nghèo thuộc

diện chính sách bảo trợ xã hội, hộnghèo có người khuyết tật.

- Gắn các mục tiêu giảm nghèo với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, với các

chính sách an sinh xã hội và chương trình đào tạo nghềcho lao động nông thôn gắn

với giải quyết việc làm.

* Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt đến năm 2020

- Về tín dụng: đảm bảo cho 37.500 hộnghèo được vay vốn từ NHCSXH, với

dư nợ hộnghèo đạt trên 600 tỷđồng.

- Về y tế: đảm bảo cho 491.000 lượt hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; hỗ

trợ cho trên 324.000 lượt người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ mệnh giá thẻ BHYT

theo quy định.

- Về giáo dục: thực hiện miễn, giảm học phí cho 121.000 lượt học sinh.

- Về nhà ở: hỗ trợ cải thiện nhà cho 10.000 hộnghèo khó khăn về nhà ở.

- Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm: hỗ trợ cho 10.000 lao động thuộc

hộnghèo được đào tạo nghềlao động nông thôn.

- Mô hình giảm nghèo bền vững: xây dựng 05 mô hình giảm nghèo bền vững.

- Trợgiúp pháp lý: có 7.500 người thuộc hộnghèo, người thuộc hộ cận nghèo

được trợ giúp pháp lý miễn phí.

- 100% cán bộ công chức Lao động –Thương binh và Xã hội cấp xã, Trưởng

khóm, ấp được tập huấn kiến thức cơ bản về kỹnăng quản lý và tổ chức thực hiện

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Từ những mục tiêu cụ thể này, trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của

mình, tỉnh Đồng Tháp tập trung thực hiện theo các định hướng sau:

- Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo:

“Đa dạng hoá phương thức huy động vốn tín dụng cho hộ nghèo thông qua các

kênh: Nguồn vốn từ NHCSXH, vốn từchương trình giải quyết việc làm địa phương,

chức quốc tếđang có dự án trên địa bàn tỉnh. Hàng năm ngân sách địa phương trích

từ 1 - 2% nguồn chi ngân sách để bổ sung vào nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo.”

- Khuyến nông, hỗ trợđiều kiện sản xuất, phát triển ngành nghề.

Nâng cao nhận thức, trình độ, kỹnăng cho hộ nghèo về cách làm ăn, hỗ trợ điều kiện sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất gắn chặt với giải pháp hỗ trợ vốn, tập huấn kỹnăng chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, một số

nghề thủ công truyền thống, cung cấp thông tin cho người dân giúp họđịnh hướng sản xuất.

- Phát triển ngành nghề, dạy nghề và tạo việc làm cho hộ nghèo

Đẩy mạnh chương trình dạy nghềlao động nông thôn cho hộ nghèo và tạo việc làm thông qua các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong

chương trình phát triển kinh tế xã hội, giải quyết cơ bản nhu cầu việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nông dân và hộnghèo, đảm bảo cho hộnghèo lao động ở nông thôn

đều có việc làm quanh năm.

- Chính sách hỗ trợ y tế cho hộ nghèo:

Đảm bảo cho hộ nghèo, người cận nghèo và các đối tượng khó khăn đột xuất khác tiếp cận các dịch vụchăm sóc sức khỏe với chất lượng tốt một cách kịp thời và thuận tiện.

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục:

Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻem trong độ tuối được tham gia học tập ở các cấp, hạn chế tối đa tình trạng trẻ em nghèo bỏ học, kiên quyết không để tình trạng trẻ

em bỏ học vì lý do nghèo; Tạo điều kiện giúp HSSV được vay vốn trang trãi chi phí học tập, không để HSSV nào nghỉ học vì lý do không có tiền đóng học phí.

- Chính sách hỗ trợ về nhà ở:

Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, quan tâm chăm lo

cho hộ nghèo trên mọi phương diện, tập trung xây dựng nhà tình thương theo phương chăm nâng cao chất lượng và có vốn đối ứng của người hưởng thụ, xóa nhà tre lá tạm bợ giúp cho hộ nghèo có nhà ởổn định, đảm bảo chổở an toàn, nâng cao mức sống.”

- Chính sách trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo.

Đẩy mạnh hoạt động trợ giúp pháp lý, từng bước thu hút được sự quan tâm, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới tổ chức trợ giúp pháp lý tại cơ sởxã, phường, thị trấn, đảm bảo cho hộ nghèo khi có nhu cầu đều

được trợ giúp pháp lý miễn phí, tham gia tích cự vào công tác giảm nghèo. - Đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo

Nâng cao nhận thức cho cán bộ tham gia làm công tác giảm nghèo trong tỉnh vềquan điểm, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước theo định hướng chung của Chương trình mục tiêu giảm nghèo; Các mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp thực hiện

chương trình giảm nghèo của tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)