Về tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 44 - 46)

L ỜI CẢM ƠN

2.1.1. Về tự nhiên

Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở lưu vực sông Mê Kông, phía bắc Đồng bằng sông Cửu Long, đất đai Đồng Tháp nằm ở hai bên bờ sông Tiền và một phía của bờ

sông Hậu.

Tỉnh Đồng Tháp có vị trí trải dài từ10°07' 14" đến 10° 58’ 18" vĩ độ bắc; 105°

11' 38" đến 150° 56' 42 kinh độ đông, phía bắc giáp tỉnh Grâyveng Campuchia và tỉnh Long An, phía đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía nam giáp tỉnh Vĩnh

Long và Cần Thơ, phía tây giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ.

Diện tích tự nhiên của Đồng Tháp là 3.374 km2, biên giới Đồng Tháp giáp Campuchia dài 48,7 km, có 2 cửa khẩu quốc tếlà Dinh Bà và Thường Phước.

Tỉnh Đồng Tháp có 9 huyện, 1 thị xã, 2 thành phố với 144 xã, phường, thị trấn. TP. Cao Lãnh là tỉnh lỵ và là trung tâm kinh tế, văn hóa của toàn tỉnh.

Là một tỉnh có hệ thống sông ngòi chằn chịt, phân bốkhá đều tại các địa bàn

dân cư nên thuận lợi trong sản xuất và đời sống như sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy, cung cấp nước sạch ... Đồng Tháp thuộc vùng hạ lưu sông Mêkông nên chịu

ảnh hưởng của chếđộ thủy văn sông Mêkông, nước ngầm của Đồng Tháp có 3 tầng chính gồm tầng nông, tầng trung và tầng sâu.

Về khoáng sản, Đồng Tháp rất dồi dào về cát xây dựng nằm trong lòng các con sông Tiền và sông Hậu nhưng ở các huyện đầu nguồn như Tân Hồng, Hồng Ngự

mới tốt còn ở các huyện phía nam chất lượng cát không tốt do lẫn nhiều tạp chất chủ

yếu dùng để san lấp mặt bằng. Ngoài ra còn có than bùn phân bố rãi rác ở các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười như Tam Nông, Tháp Mười nơi có hệ sinh thái rừng tràm rất lớn về diện tích và có ý nghĩa về kinh tế.

Vềtài nguyên đất đai, Đồng Tháp có bốn nhóm đất chủ yếu gồm: đất xám, đất giồng, đất phù sa và nhóm đất phèn.

Đồng Tháp có khí hậu ấm áp quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 27,46°C,

tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (29,10°C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (25,20°C), nhiệt độ cao nhất trong năm là 37°C và thấp nhất là 18°C.

Địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển. Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền. Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất

trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ởđây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưathường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ

tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm là 82,5%, số giờ nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1.170 – 1.520 mm, tập trung vào mùa

mưa, chiếm 90 –95% lượng mưa cảnăm. Những đặc điểm về khí hậu như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.

Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất

lượng thực. Đất đai tại tỉnh Đồng Tháp có thểchia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25,99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8,67% diện tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0,04% diện tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng

tràm còn dưới 10.000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm,

trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.

Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: Cát xây dựng các loại, phân bốở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của tỉnh trong xây dựng. Sét gạch ngói có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữlượng lớn. Sét cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bốở các huyện phía bắc tỉnh. Than bùn có nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ

thứ IV, phân bốở huyện Tam Nông, Tháp Mười với trữlượng khoảng 2 triệu m3.

Đồng Tháp ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ởcác độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn,

chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)