0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Ghép tế bào gan vào mô hình chuột thí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GHÉP TẾ BÀO GAN PHÔI THAI NGƯỜI ĐỂ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH GAN CHUYÊN HÓA DI TRUYỀN Ở TRẺ EM (Trang 42 -45 )

Thử nghiệm ghép tế bào gan vào mô hình chuột trưởng thành và sơ sinh được thực hiện tại phòng thí nghiệm 00-20, Bệnh Viện Kremlin Bicetre, Paris.

3.6.1. Thử nghiệm kỹ thuật ghép tế bào gan

Tế bào đã được đánh dấu được chuẩn bị trong bơm tiêm 1ml, nối với catheter 29G. Đặt catheter vào tĩnh mạch cửa, bơm chậm tế bào trong vòng 10 phút.

Nồng độ tế bào ước tính 8x105 tế bào trong 300µl nước muối sinh lý vô trùng. Gan sẽđược thu thập sau khi cấy 5 ngày. Thực nghiệm này cho phép đưa trực tiếp tế bào gan vào tĩnh mạch cửa. Các tế bào sau khi vựợt qua xoang tĩnh mạch và khoảng cửa sẽ vào nhu mô gan và phát triển tại đây. Các tế bào sau khi ghép tại vùng gan mà chúng khu trú được phân tích dưới kính hiển vi huỳnh quang. Có hai vùng thuộc nhu mô gan được phân tích: khoảng cửa và vùng nhu mô gan.

Một nhóm gồm 5 chuột nhắt trưởng thành, khoảng 10 tuần tuổi được thực hiện nghiên cứu ghép tế bào gan để thử nghiệm về kỹ thuật ghép sau khi đã đựoc tiến hành cắt gan 40% ở thùy phải. Nhóm thử nghiệm đầu tiên này cho kết quả như sau: 02 chuột chết liên quan đến quá liều thuốc gây mê. 02 chuột chết sau mổ và ghép tế bào gan không rõ nguyên nhân. 02 chuột còn lại chết vào ngày thứ hai sau ghép không rõ nguyên nhân.

3.6.2. Tiến hành ghép tế bào gan vào mô hình chuột thí nghiệm: Chuột trưởng thành:

Thay vì sử dụng panh cặp tại vị trí cuống gan như thử nghiệm ban đầu, chúng tôi tiến hành dùng chỉ Vicryl 0.6 khâu cố định và thắt tại vị trí thùy phải, sau đó cắt 40% thùy phải, tránh làm tổn thương vùng cuống gan, có thể là nguyên nhân dẫn đến chuột tử vong sau ghép (Hình 3.5 và 3.6)

Nhóm thứ hai gồm 5 chuột nhắt trưởng thành khoảng 9 tuần tuổi được tiến hành nghiên cứu ghép tế bào gan sau khi cắt gan 40%. Kết quả như sau: 2 chuột chết sau khi ghép 2 giờ và 1 chuột chết vào ngày thứ hai sau ghép không rõ nguyên nhân. 2 chuột còn lại sống sau khi ghép.

(a) (b)

Hình 3.5: (a) Bộc lộ vùng gan và tĩnh mạch cửa. (b) Cắt gan thùy phải

Hình 3.6: Ghép tế bào gan vào tĩnh mạch cửa

Chuột sơ sinh:

Một nhóm 7 chuột sơ sinh 5-7 ngày tuổi được thực hiện ghép tế bào gan qua đường lách. Do chuột sơ sinh còn non và kích thước nhỏ, không thực hiện được phẫu thuật cắt gan và ghép qua đường tĩnh mạch cửa, nên tế bào được đưa vào lách của chuột sơ sinh bằng một micro sering Hamilton 10µl trực tiếp qua da. Trong nhóm 7 chuột có 5 chuột sống sau ghép. Trong 5 chuột sống này chúng tôi phát hiện có 3 chuột có tín hiệu tế bào gan trong nhu mô gan khi phân tích mô bệnh học.

Tỷ lệ sống sau ghép ở nhóm chuột sơ sinh (74%) cao hơn ở nhóm chuột trưởng thành (20%).

cao hơn so với chuột sơ sinh (40%) ở nhóm sống sau ghép

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GHÉP TẾ BÀO GAN PHÔI THAI NGƯỜI ĐỂ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH GAN CHUYÊN HÓA DI TRUYỀN Ở TRẺ EM (Trang 42 -45 )

×