Trong quá trình phát triển của phôi thai, gan là cơ quan sản sinh ra các tế bào gốc tạo máu. Do vậy, khi chúng tôi phân lập tế bào gan từ các mảnh gan của thai nhi tại thời kỳ này, có 3 loại tế bào cùng tồn tại: Nhiều nhất là các tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic stem cells). Tế bào nhu mô gan là các tế bào gốc (Hepatoblasts) có khả năng biệt hóa thành tế bào gan (Hepatocytes) và tế bào đường mật (cholangiocytes), ở các giai đoạn biệt hóa khác nhau. Do vậy, sẽ tồn tại song song cả tế bào nhu mô gan ở giai đoạn chưa biệt hóa là tế bào gốc, các tế bào đã biệt hóa thành tế bào gan và tế bào đường mật.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu trên các mảnh gan của thai nhi từ 9-13 tuần tuổi do đặc điểm của các loại tế bào trên. Thai dưới 9 tuần tuổi không có khả năng thu thập được gan. Thai trên 13 tuần tuổi, tỷ lệ các tế bào gốc giảm xuống đáng kể, do phần lớn các tế bào này đã biệt hóa thành tế bào gan và tế bào đường mật.
Các tế bào gốc tạo máu được loại bỏ dần khỏi quẩn thể tế bào thu được qua các lần rửa khối tế bào, và thông thường sau hai ngày nuôi cấy, các tế bào này
sẽ không bám dính xuống bề mặt đĩa nuôi cấy mà sẽ nổi lên trên môi trường nuôi cấy chọn lọc cho tế bào gan, và sẽ bị loại bỏ dần qua các lần thay rửa môi trường hằng ngày.
Chúng tôi tiến hành nuôi cấy tế bào phân lập trong 5 ngày. Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba, tế bào sau khi bám trên bề mặt đĩa nuôi cấy phát triển nhanh, các tế bào gan có hình đa giác 5 cạnh, nhân tròn có hai hạt nhân (Hình 3.1). Tuy nhiên từ ngày thứ 4 trở di, có sự xuất hiện của các tế bào liên kết, các tế bào này có xu hướng phát triển nhanh và lấn át các tế bào gan (Hình 3.2a). Sau ngày thứ 5, chúng tôi quan sát thấy tế bào gan có xu hướng thoái triển, tăng kích thước nhân và tế bào chất, sau đó các tế bào bị vỡ, không còn nguyên hình thái ban đầu (Hình 3.2b)
22 mẫu sau khi xử lý đã được phân lập bằng collagenase để thu được tế bào gan theo quy trình chuẩn. Các tế bào được nuôi cấy trong môi trường cho tế bào gan, tuy nhiên chúng tôi quan sát thấy số lượng các tế bào phân chia rất hạn chế. Các tế bào này sau khi phân lập đã được đưa vào nuôi cấy.
Hình 3.2: Tế bào gan thai người ngày thứ 4 sau nuôi cấy (a). Tế bào gan thai người ngày thứ 5 sau nuôi cấy (b)