Hóa miễn dịch huỳnh quang tế bào

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ghép tế bào gan phôi thai người để điều trị một số bệnh gan chuyên hóa di truyền ở trẻ em (Trang 48 - 50)

Mục đích của việc thực hiện kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang tế bào trên thế bào gan phôi thai người là để nghiên cứu vềđặc điểm các marker đặc hiệu thể hiện trên tế bào này.

Marker CK8/18 là marker đặc hiệu cho tế bào biểu mô. Marker Alpha-1- antitrypsin và C-met là marker đặc hiệu của tế bào gan. Marker CK19 và CK 7 là marker đặc hiệu của tế bào đường mật.

Tất cả các tế bào đều biểu hiện với marker CK8/18. Ngoài ra chúng tôi quan sát thấy một số lượng lớn các tế bào là tế bào gốc (bipotentes), vì chúng biểu

hiện cùng một lúc các marker của thế bào gan Alpha-1-antitrypsin và C-met (Hình 4b và 4c), và của marker đường mật là CK19 (Hình 4d).

Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy có một tỷ lệ nhất định các tế bào chỉ biểu hiện các marker của các tế bào đường mật là CK7 nhưng không biểu hiện các marker của tế bào gan (e). Điều này chứng tỏ rằng, các tế bào chúng tôi thu được là một hỗn hợp các tế bào không đồng nhất, chúng bao gồm các tế bào gốc bipotent chưa biệt hóa, cũng như cả các tế bào gan và tế bào đường mật đã biệt hóa và trưởng thành hơn.

4.4. Kết quảđánh dấu tế bào invitro bằng HOECHST:

HOECHST là một chất đánh dấu nhân huỳnh quang, bằng cách gắn lên các nucleotid trong chuỗi ADN của tế bào. Đây là chất đánh dấu khá phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật, với mục đích theo dõi các tế bào sau khi ghép vào cơ thể sống, do có ưu điểm: kỹ thuật đơn giản, tỷ lệ đánh dấu tế bào trên tổng số tế bào cao, dễ phát hiện khi phân tích. Tuy nhiên, HOECHST cũng có một nhược điểm lớn, đó là HOECHST chỉ có thể đánh dấu được tế bào trong một khoảng thời gian ngắn dưới hai tuần, do mức độ đánh dấu tế bào bị suy giảm đi qua các lần phân bào. Do vậy, không thể dùng HOECHST để đánh dấu tế bào trong các nghiên cứu thực nghiệm cần theo dõi trong một thời gian dài.

Hiên nay trên thế giới, nhiều nhóm nghiên cứu sử dụng một số các chất đánh dấu khác trong các nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian dài từ 6 tháng đến 1 năm trên cơ thể vật sống, mà tín hiệu đánh dấu không bị thay đổi. Ví dụ như khác với HOECHST là chất đánh dấu nhân, thì CFSE (Carboxy fluorescence diacetate succinimidyl ester) là chất đánh dấu màng và nguyên sinh chất. Đặc điểm này giúp CFSE không bị suy yếu tín hiệu qua các lần phân bào. Với các nghiên cứu dài hơn, với thời gian theo dõi tế bào ghép trên 1 năm, nhiều nghiên cứu sử dụng GFP là một chất đánh dầu tế bào thông qua một

retrolvirus được gắn huỳnh quang được đưa vào hệ gen của tế bào cần đánh dấu.

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này của chúng tôi, với thời gian theo dõi ngắn (5 ngày), HOECHST vẫn là một lựa chọn phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ghép tế bào gan phôi thai người để điều trị một số bệnh gan chuyên hóa di truyền ở trẻ em (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)