Về thực trạng hệ thống thông tin phục vạ cho dịch vụ Logitic ở Việt Nam: Công nghệ thông tin là một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ hoạt động

Một phần của tài liệu Xu hướng Logistics toàn cầu và một số giải pháp cho dịch vụ này ở Việt Nam (2010) (Trang 55 - 59)

Nam: Công nghệ thông tin là một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ hoạt động Logistics . Tuy nhiên, sử dụng công nghệ thông tin trong các công ty giao nhận Việt Nam còn rấtyếu cho dù máy tính được sử dụng khá rộng rãi trong các công ty này. Theo thống kê, 100% các công ty giao nhận tại Việt nam có máy tính, trong đó 29,03% là Ì máy/1 nhân viên và 64,52% là Ì máy/ 2 nhân viên. Đây là điều kiện rất thuận lợi để xây dựng hệ thống EDI một cách hoàn thiện, đáp ứng tốt nhu cắu lưu chuyển dòng thông tin trong chuỗi cung ứng.

Ngoài việc sử dụng máy tính nối mạng để nhận và gửi email, còn lại phắn lớn nhân viên các công ty sử dụng máy tính như máy đánh chữ, thậm chí cả việc lưu trữ, sắp xếp dữ liệu hợp lý vẫn còn ít nhân viên làm được do trình độ tin học trong các nhân viên còn khá yếu. Chỉ có một số ít các công ty có những phắn mềm riêng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, chưa nói tới những phắn mềm được thiết kế riêng cho hoạt động Logistics . Việc đắu tư để thiết kế phắn mềm cho riêng mình hắu như ít công ty chú trọng. Thêm vào đó cũng rất khó để thiết kế được một chương trình hoàn hảo, thường các chương trình phắn mềm thiết kế hoạt động kém hiệu quả. Thứ nhất là do các kỹ sư phắn mềm ít am hiểu về vận tài, ngược lại các chuyên gia trong vận tải và Logistics thì lại không biết viết phắn mềm. Thứ hai là do công nghệ phắn mềm của Việt Nam còn yếu, các công ty lại không dám bỏ một khoản tiền lớn để thuê các công ty phắn mềm chuyên nghiệp nước ngoài viết phắn mềm cho riêng mình. Mặt khác việc áp đụng phắn mềm mới đòi hỏi Ban giám đốc cũng như toàn bộ nhân viên công ty phải có một quyết tâm lớn, chấp nhận đỗi mới và có xáo trộn. Đa số các công ty có trang web riêng, chiếm 61,29% trong tổng số công ty giao nhận Việt Nam. Nhưng trang web được thiết kế rất sơ sài, chủ yếu cung cấp thông tin về công ty là chính. Các công ty cũng không cử người chăm sóc và cập nhật thường xuyên, thậm chí ngay cả giám đốc công ty cũng ít khi nào truy cập vào trang web cùa mình. Còn nhân viên nhiều khi đi làm cả năm cũng không biết công ty minh có trang web hay không, và nhiều người cũng không biết mặt trang web của công ty mình như thế nào. Việc phát triển hệ thống trao đổi thông tin

trên mạng đã và đang được nhiều công ty Logistics nước ngoài chú trọng phát triển và việc ứng dụng đem lại rất nhiều thuận lợi cho hoạt động Logistics như việc booking qua mạng, theo dõi lô hàng trong quá trình vận chuyển.... Ngoài ra, hiện nay ngay cả việc "thông quan điện tử" cũng được tiên hành chưa đúng tiêu chuân.

Chẳng hạn, việc phân luồng hàng hóa để xác định hàng hóa có được miữn kiếm tra hay không vẫn phải làm bán thủ công. Doanh nghiệp truyền dữ liệu đến cho hài

quan và nhân viên hải quan vẫn phải dò đọc trên máy rồi dựa trên tiêu chí quy định

để phân luồng, chứ máy chưa thể phân luồng tự động. Điều này dẫn đến tình trạng

nếu hàng hóa của doanh nghiệp bị phân luồng vàng hoặc đỏ buộc doanh nghiệp phải

mang hồ sơ lên cho hài quan đối chiếu và mất thời gian không kém so với việc đi làm thủ công tại các cùa khẩu. Chính vì vậy, số lượng doanh nghiệp tham gia "thông quan điện tử" vẫn còn lác đác. Tại Chi cục hài quan điện tử thành phố H ô Chí Minh, tính đến thời điểm đầu năm 2008, mới chi có 208 doanh nghiệp đăng kí thông quan điện tử, con số này tuy đã tăng 3 3 % so với quý I V năm 2007, nhưng so

với số lượng doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nhập khẩu tại Việt Nam thì vẫn còn khiêm tốn. Có thể nói, sự thiếu "mặn mà" từ phía doanh nghiệp âu cũng xuất phát từ điểm yếu kém của hệ thống điện từ ở VN. (Nguồn: Bài báo "3 tháng đầu

năm - thông quan điện tử hơn Ì tỷ USD", 21/04/2008,

www,tintuconline.vietnamnet, vn/vn/kinhte/197213/)

s về cơ sở hạ tàng: một trong những khó khăn gây trờ ngại đối với sự phát triển cùa ngành dịch vụ này ờ Việt Nam là hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

chưa đồng bộ:

+ Thứ nhất, các trục đường bộ không được thiết kế đúng tiêu chuẩn để có thể

kết hợp tốt các phương thức vận tài bằng đường biển, đường sông, đường bộ và hàng không. Chẳng hạn các quốc lộ chì được thiết kế cho xe tài trọng không quá 30 tấn lưu thông, trong khi theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 668:1998, trọng lượng một container 20 feet đầy hàng là 24 tấn, loại 40 feet là 30,5 tấn, chưa kể vỏ loại container 40 feet có trọng lượng 4 tấn và tự trọng một chiếc xe tải là 20 tấn. Nhu vậy, để lưu thông trên đường, doanh nghiệp buộc phải san hàng sang nhiều

và được sự đồng ý của hải quan, kéo theo nhiều chi phí phát sinh và nhiêu thủ tục nhiêu khê phiền toái, làm tâng chi phí và nhân lực của doanh nghiệp.

+ Thứ hai, về phía càng biển, hiện tại chỉ có khoảng 20 trong số 266 cảng biển có thể tham gia vận tải hàng hóa quốc té, một số cảng đang trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành, xếp dỡ container.

+ Thứ ba, đưẫng hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng

(máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sem Nhất là đón được các máy bay chở hàng quốc tế. Các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nang vẫn chưa có nhà ga hàng hóa, khu vực hoạt động cho đại lý Logistics thực hiện gom hàng và khai báo hài quan như các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

+ Thứ tư, hệ thống vận tải đưẫng sắt không được vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hóa vận chuyển đưẫng sát chiếm khoảng 11,3% (năm 2008) tổng lượng hàng hóa lưu thông

{Nguồn: Bảng số liệu thắng ké "Khốiợng hàng hóa vận chuyển theo ngành vận

tải" của Tổng cục thống kê 2008, www.gsc.gov.vn.

http://www.gso.gov,vn/default.aspx?tabib=394&idmid=3&ItemID=65661. Mặt khác, đưẫng sắt Việt Nam vẫn đang đồng thẫi sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1000 và 1.435mm) với trọng tải thấp. Chuyến tàu nhanh nhất chạy trên tuyến Hà Nội- Sài Gòn (1630km) hiện vẫn cần đến 32 tiếng đồng hồ, và nhiều tuyến đưẫng liên tỉnh, liên huyện vẫn đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

s về sự hạn chế của nguồn nhân lực: nguồn nhân lực Việt Nam trong kình vực Logistics hiện nay chưa được đào tạo chuyên nghiệ, chưa hiểu biết sâu và non kinh nghiệm về pháp luật quốc tế. Theo thống kê cùa VIFFAS (Vietnam Freight Fowarder Association - Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam, thành lập năm 1994), hiện chưa có thống kê chinh xác về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành. Nếu chi tính riêng các còng ty thành viên Hiệp hội (có đăng kí chính thức), tổng số nhân viên vào khoảng 5000 ngưẫi. Đầy được coi là lực lượng chuyên

nghiệp. Ngoài ra ước tính có khoảng 4000-5000 người thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp khác nhưng chưa tham gia vào Hiệp hội. Các nguồn nhân lực này được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Uỷ ban Quôc gia về hợp tác kinh tế quốc tế nhận định, nước ta hiện chưa có một trường lớp nào chuyên đào tạo về Logistics , kiến thẳc mà cán bộ nhân viên tại các doanh nghiệp hiện có được là do học từ nước ngoài, đọc từ sách vờ hoặc một phần kiến thẳc tại các trường Đại học GTVT, Đ H Hàng hải, Đ H Ngoại thương, Cao đẳng Hải quan, một số chương trình đào tạo ngắn hạn do tổ chẳc kinh tế xã hội Châu Á -Thái Bình

Dương (UNESCAP). Trong các dự án này đối tượng đào tạo chù yếu dành cho các

công chẳc Nhà nước (Public Sector), số ít còn lại mới dành cho các doanh nghiệp (Private Sector). Nhiều doanh nhân kinh doanh dịch vụ Logistics ở V N đã phải gửi cán bộ đi đào tạo tại Australia, Hoa Kỳ hay những nước có ngành công nghệ Logistics cao. Chưa nói đến chi phí, chỉ tính đến chuyện học chuyên ngành Logistics ở nhiều nguồn tại nước ngoài, khi về V N số cán bộ này phải trang bị thêm thực tiễn kinh doanh, pháp luật V N liên quan và nhất là cách kinh doanh Logistics tại VN. Hoạt động kinh doanh Logistics của các doanh nghiệp còn rời rạc, doanh nghiệp nào chỉ biết lợi ích doanh nghiệp đó, thiếu sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau; nhiều khi, nhiều địch vụ còn cạnh tranh với nhau một cách không lành mạnh. Vì vậy đã làm giảm sẳc cạnh tranh cùa các doanh nghiệp VN với các đối tác nước ngoài ngay trên thị trường trong nước.

2.2.3. Vị trí của Logistics Việt Nam trên thế giới

WorldBank vừa công bố công bố bảng đánh giá hiệu quả Logistics của các quốc gia năm 2010 (mang tên: "Connecting to Compete: Trade Logistics in the

Global Economy") để từ đó giúp các doanh nghiệp có những cái nhìn đúng đắn về

hệ thống Logistics của từng quốc gia đồng thời tính toán hiệu quà khi đầu tư kinh

doanh. (Nguồn: Báo cáo năng lực Logistics thế giới 2007 -2010, , Jean-Franẹois

Arvis - Monica Alina Mustra - John Panzer - Lauri Ojala - Tapio Naula, Ngân hàng Thể giới, http://go.worldbank,org/88X6PU5GV0), Đây là cơ sờ để chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về Logistics và khả năng tận dụng Logistics tạo lợi thế cạnh tranh cho quốc gia và từng doanh nghiệp trên quốc gia ấy. v ề cơ bản bàng đánh giá

so sánh những yếu tố Logistics hỗ trợ cho kinh doanh hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm chi phí. Các yếu tố được nhóm chuyên gia nghiên cứu cùa Worldbank đưa vào đánh giá lần này bao gồm :

Một phần của tài liệu Xu hướng Logistics toàn cầu và một số giải pháp cho dịch vụ này ở Việt Nam (2010) (Trang 55 - 59)