li Thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam
2.2.2. Thực trạng các công ty kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam
Nói đến Logistics , không thể không nói đến vai trò vô cùng quan trọng cùa hoạt động này trong các cuộc chiến tranh trải dài theo lịch sử loài người. Nhưng có
lẽ tiêu biểu có thể kể đến Alexander Đại Đe, người đã từng tuyên bố trong bất kỳ
Còn Napoleon hẳn đã rất ngấm bài học thất bại trong cuộc chiến xâm lược nước Nga m à ờ đó thất bại duy nhất là do Logistics . Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thông nhất đất nước, thì vai trò của tổng cục hậu cần và đường mòn Hồ Chí Minh là cảc kỳ quan trọng đến chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975. Chính nước Mỹ cũng phải thừa nhận họ đã thất bại vì không thể ngăn được dòng chảy liên tục con người, lương thảc phẩm và vũ khí trên đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo dãy núi Trường Sơn. Đế n thời bình, Logistics đã phần nào bị lãng quên và chỉ đến k h i chúng ta hội nhập thì vài trò của nó mới được đưa lên một giai đoạn mới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã cảm nhận được sức nóng cùa đối thủ nước ngoài phả sát ngay gáy và Logistics sẽ được coi là công cụ quan trọng giúp họ tăng khả năng cạnh tranh một cách bền vững nhất.
Những năm gần đây thôi thuật ngữ Logistics mới bắt đầu được nhắc đèn trong các phương tiện truyền thông, một vài cuộc hội thảo cũng đã dần hâm nóng chủ đề này. Nhưng một điều quan trọng nhất chính là việc thừa nhận vai trò cùa Logistics trong kinh doanh thì hình như vẫn chưa đủ mạnh. Trong tư duy của nhiều người lãnh đạo các doanh nghiệp thì Logistics chỉ là những mảnh ghép của vận tải, của giao nhận, của kho bãi. Rồi có nhiều người lại quan niệm Logistics đồng nghĩa với hậu cần, điều này càng làm giảm tầm ảnh hưởng mang tính chiến lược chứ không phải chiến thuật đến sả sống còn của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trong khi chúng ta còn đang loay hoay với việc đinh hình ngành Logistics , thì thế giới đã tiến lên trên một bước với việc ra đời của khái niệm "chuỗi cung ứng" mà phạm vi và tầm ảnh hưởng còn mang tính hệ thống, và chiến lược hơn cả Logistics .
Chúng ta không phủ nhận việc có khá nhiều doanh nghiệp đã nhận thức tốt vai trò của Logistics và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị Logistics , tuy nhiên đó mới chỉ là những bước đi của từng cá nhân đơn lẻ và không hề mang tính hệ thống và toàn diện. Nếu nhìn vào Logistics , chúng ta có thể chia ra rất rõ hai nhóm đối tượng là những công ty trảc tiếp sử dụng Logistics và những công ty cung cấp dịch vụ Logistics . Trong cả hai nhóm ấy, thì việc nhà lãnh đạo cao nhất chấp nhận và hỗ trợ cho hoạt động Logistics có vai trò cảc kỳ quan trọng. Hem bao giờ
hết, họ cần khẳng định vai trò và vị trí của Logistics trong chiến lược kinh doanh của mình.
Theo nghiên cứu của PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân Phó trương khoa TĨVẼÕL,
Đ H Kinh tế TPHCM trong bài báo "Thực trạng Logistics và SCM tại Việt Nam" 29/07/2008: "Tại Việt Nam thị trường Logistics là một mảng thị trường khá là mới mẻ mểc dù nó đã rất phổ biến trên thể giới. Nếu theo tính toán thì chi tiêu hàng năm cùa một quốc gia cho mảng Logistics là rất lớn, bàn thân như các nước Châu  u và Mỹ là những quốc gia có nhiều kinh nghiệm về quản lý chuỗi Logistics thì chi tiêu cho Logistics cũng chiếm tới khoảnng 1 0 % GDP, còn với các nước đang phát triển thì chi phí này còn cao hơn như Trung Quốc chẳng hạn chi tiêu cho Logistics đã
chiếm tới 19%GDP. Hiện tại chưa có một thống kê nào có số liệu tin cậy về số
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics trung tâm hậu cần vận tài ở VN. Con số 800 - 900 doanh nghiệp là con số tương đối căn cứ vào xu thế phát triển dịch vụ Logistics hiện nay trên cả nước. Trong số doanh nghiệp này có l o i doanh nghiệp là hội viên cùa Hiệp hội Giao nhận Kho vận V N (VIFFAS). Và trong l o i hội viên thì có đến 80 hội viên chinh thức và 21 hội viên liên kết. Xét về mức độ phát triển có thể chia Logistics Việt Nam thành các cấp độ sau :
Cấp Ị : Các đại lý giao nhận vận tải truyền thống - các đại lý giao nhận chỉ thuần tuy cung cấp các dịch vụ do khách hàng yêu cầu .
Cấp 2 : Các đại lý giao nhận đống vai trò là người gom hàng và cấp vận đơn nhà ( Freight forwarding) . Nguyên tắc hoạt động của các doanh nghiệp ở cấp độ này là phải có đại lý tại các càng lớn để thực hiệ việc đóng rút hàng xuất nhập khẩu . Hiện nay có khoảng 1 0 % các tổ hức giao nhận tại Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ gom hàng tại CFS cùa chính họ hoểc đi thuê cùa nhà thầu. Những người này sử dụng HBL như vận đơn của hãng tàu song chỉ có một số ít mua bảo hiểm trách nhiệm giao nhận vận tải.
Cắp 3 : Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tài đa phương thức (Multimodal Transport Orgnization). Với vai trò này, một số công ty đã phối hợp với công ty nước ngoài tại các càng dỡ hàng bằng họp đồng phụ để tự động thu xếp vận tải hàng hoa tới điểm cuối cùng theo vận đơn. Tính đến nay có hem 5 0 % các đại
lý giao nhận tại Việt nam hoạt động như MTO với mạng lưới đại lý mở rộng trên khắp thè giới.
Cấp 4 : Đại lý giao nhận là các nhà cung cấp dịch vụ Logistics và Chuỗi cung ứng. Đây là kết quả tất yếu cùa quá trình hội nhập. Một số tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực Logistics và se trên thế giới đã đầt đại diện ở Viêtnam như APL Logistics , Maersk Logistics , NYK Logistics , Kuehn & Nagel, Schenker, Expeditor , UTI, UPS.. .tại Việt Nam cũng đã hình thành nên mót số liên doanh hoạt
động trong lĩnh vực này như: First Logisctics Co, Biển Đông Logistics ... Ngày càng nhiều doanh nghiệp đổi tên là Logistics song hoạt động lại chưa đáp ứng được yêu cầu cùa Logistics. Qua nghiên cứu nhận thấy rằng phần lớn các doanh ngiệp kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam còn manh mún , tản mạn , nhỏ lẻ, hoạt
động chia cắt chỉ đáp ứng được một số công đoạn trong Logistics (chù yếu ở cáp độ 2). Một vài công ty Nhà nước tương đối lớn như Viconship, Vintrans, Vietrans.. song vẫn chưa đủ năng lực để tham gia vào hoạt động Logistics toàn cầu (các công ty này chù yếu làm đại lý cho các công ty vận tải và Logistics nước ngoài). Theo Viện Nghiên Cứu Logistics Nhật Bản, Các doanh nghiệp Logistic Việt nam chỉ đáp
ứng được 2 5 % nhu cầu thị trường của Logistics trong nước. Giá cả dịch vụ Logistics tại Việt Nam so với một số nước trong khu vực là tương đối rẻ song chất
lượng dịch vụ chưa cao và chưa bền vững. Theo đánh giá cùa VIFFAS trinh độ công nghệ của Logistics tại Việt Nam còn yếu kem so vơi the giới và các nước trong khu vực. Cụ thể là trong công nghệ vận tải đa phương thức vẫn chưa kết hợp
được một cách hiệu quả các phương tiện vận chuyển, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải, trình độ cơ giới hoa trong bốc xếp còn kém, trình độ lao động thấp, cư
sở hạ tầng thiếu và yếu, công nghệ thông tin lạc hậu xa so với yêu cầu của Logistics . Các doanh nghiệp Việt Nam còn nhò yếu song tính liên kết để tạo ra sức mạnh cạnh tranh lại còn rất kém. Nhận thức cùa các doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực này thường dừng ở mức kinh nghiệm bàn thân , hiểu biết về luật pháp quốc tế, tài chính , chuyên nghành còn thấp dẫn đến tỷ lệ bị phạt hợp đồng còn cao , lãng phí trong tài chinh và hoạt động khai thác. Hơn nữa các công ty Logistics Việt nam chủ
yếu là làm thuê cho các tập đoàn Logistics trên thế giới, nên nguồn thu chù yếu
chạy vào túi của các tập đoàn này."
Ngoài ra, thời gian hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics bình quần 5 năm. vốn đăng ký bình quân Ì ,5 tỷ đồng. Như vậy, có thế
đánh giá chung là, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics ờ V N còn trẻ và quy m ô doanh nghiệp thuộc loại nhỏ. Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế thị trường đã đưỳc hình thành ở V N và đang có tốc độ tăng trường cao so với khu vực. Việc gia nhập khu vực Mậu dịch tự do với các nước ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1997), bình thường hoa quan hệ với Hoa Kỳ, gia nhập WTO (2007), đầu tư nước ngoài vào V N đã mở ra một thời kỳ mới, tạo nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước ta, trong đó có dịch vụ Logistics . Nước ta có bờ biển dài, có biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia; với hệ thống sông ngòi chàng chịt và hệ thống đường bộ dọc theo đất nước rất thuận lỳi cho việc kết họp nhiều
phương thức vận tải, vận tải quá cảnh. Trong đó vận tải đa phương thức là một phương thức vận tải rất quan trọng để thiết lập nên chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics.
s về tổ chức bộ máy: do vốn và nhân lực ít nên việc tổ chức bộ máy cùa các doanh nghiệp này rất đơn giản, tính chuyên sâu của các doanh nghiệp trong Logistics không có. Hầu hết các doanh nghiệp V N hiện nay chưa có văn phòng đại diện cùa chính công ty mình đặt tại nước ngoài. Các thông tin từ nước ngoài, công việc phải giãi quyết ở nước ngoài cùa một số công ty lớn hơn đều do hệ thống đại lý thực hiện, cung cấp.
/ về loại hình dịch vụ cung cấp: hiện tại dịch vụ Logistics các doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp khá nghèo nàn, có thể kể ra như:
+ Dịch vụ vận tài ngoại thương đường biển, đường hàng không, đường bộ... trong đó 100% các công ty có nhận vận tải đường biển;
+ Dịch vụ khai quan hàng hoa tại càng đi và cảng đến;
+ Dịch vụ vận chuyển hàng hoa từ cửa đến cửa (xuất ex-work và giao door); + Dịch vụ gom hàng và vận chuyển hàng lẻ (consolidation);
+ Dịch vụ kho bãi...