(Nguồn: Bộ Công thương, Báo cáo thương mại Mệt! tử 2008, trang 124)
Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam có website n ă m 2008 có website n ă m 2008
í
Ì Doanh nghiệp (tã co website
• Doanh nghiệp sè xây dựng ivebsỳtc
• Doanh ndùệp chua có \vebsite
So vói các năm trước, tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 vẫn tiếp tục tăng nhanh theo đà tăng trong hai năm 2006 và 2007. Tuy nhiên tỳ lệ doanh nghiệp dự định xây dựng vvebsite trong tương lai gần cũng giảm đi đáng kể. Với tỳ lệ chỳ còn 4,1% doanh nghiệp có dự định xây dựng vvebsite, trong một vài năm tới tỷ lệ doanh nghiệp có website có thể sẽ không có nhiều thay đổi. Có thể thấy việc xây dựng website hiện nay là tương đối đơn giàn nên trong các năm gần đây số lượng doanh nghiệp có nhu cầu đa tiến hành xây dựng website, còn lại là các doanh nghiệp chưa có nhu cầu. Tuy chưa thể kết luận chắc chắn song có thể dự đoán trong ngắn hạn tỷ lệ doanh nghiệp có website sẽ đạt đến độ ổn định ờ mức 45 tới 50%. Đó là một tỳ lệ đáng khích lệ với một quốc gia còn nghèo như Việt Nam. Với tiềm lực như vậy, trong tương lai, E-Logistics Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều thành công nếu biết tận dụng được những lợi thế của mình, cụ thể là phải:
s Hiểu và làm việc với môi trường văn hóa xã hội và kinh doanh khác
nhau trên thế giới
/ Đảm bào có cơ sở vật chất cho mạng Internet phát triển, sẵn sàng đưa vào sử dụng.
s Nắm được tình trang cơ sở hạ tầng vật chất cứa người cung cấp. s Thay đổi thích hợp những quy trình quàn lý nội bộ và nhận thức.
Thương mại điện tử đang ở ngưỡng cửa phát triển mạnh mẽ như vũ bão. Trong một hai năm tới, đây sẽ là hỉnh thức kinh doanh chính không chỉ cứa riêng ngành kinh doanh Logistics mà còn cùa toàn bộ các ngành kinh doanh trên thị trường hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thành công cần nắm bắt được xu hướng này, qua đó có chiến lược đầu tư về cơ sở vật chất và nhân lực để đi tắt đón đầu, gặt hái đuợc nhiều thành công.
/. 4. Green Logistics - Logistics "xanh "
Ùn tắc tại các thành phố liên tục tăng do nhu cầu gia tăng mức độ giao thông. Hầu hết các thành phố lớn đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí và tiếng ồn và tắc nghẽn gây ra bời giao thông cơ giới đường bộ, đường thứy, đường không... cùng với sự tiến triển cứa Logistics ở các thành phố trong những thập kỷ qua. Đồng thời, kinh tế và khả năng duy tri môi trường sinh thái cứa các thành phố đang bị ảnh hường tiêu từ hoạt động phân phối hàng hóa ở các đô thị. Các loại xe tải lớn, tàu thuyền, máy bay là một trong các tác nhân lớn gây nên hiện tượng ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất, đã trở thành một vấn đề quan trọng. Tiết kiệm năng lượng cũng rất quan trọng, không chì vì giới hạn tài nguyên thiên nhiên có sẵn, mà còn vì nó có thể giảm lượng khi thài C02 và hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Theo ứ y ban châu  u Paper (2001) tăng trưởng kinh tế gần như tự động sẽ tạo ra nhu cầu lớn hơn cho giao thông, với nhu cầu ước tính tăng 3 8 % đối với hàng hóa dịch vụ và 2 4 % cho hành khách vào năm 2010. Báo cáo cho rằng 4 4 % lượng hàng hóa được vận chuyển thông qua mạng lưới đường bộ và 7 8 % cứa hành khách. Hơn nữa, sự phát triển hài hòa không trong tất cả các phương thức vận tải là một trong những lý do chính cho tình hình hiện tại (ùn tắc, tác động môi trường, tai nạn
w.) Do đó, các tác già khẳng định rằng "nếu chính sách phân phối hàng hoa không thay đối như vậy mà Logistics khai thác có thể sử dụng các lợi thế của từng phương
thức vận tải hợp lý hơn, vào năm 2020 lưu lượng xe nặng sẽ tăng hơn 1 0 0 % so với
mức năm 1990. Những tác đầng ở trên là kết cục hiển nhiên do sự tăng trưởng đến
chóng mặt của nhu cầu về giao thông vận tải. Mầt trong những thách thức lớn đối mặt với chúng ta hiện nay đang tạo ra mầt xã hầi lâu dàibền vững với môi trường bị tác đầng tiêu cực mầt cách ít nhất có thể. Để đối phó với áp lực này, mầt cách tiếp cận mới để Logistics xuất hiện vào đầu những năm 1990, trong đó những dòng
lưu chuyển của hàng hóa, hàng khách được vận hành theo hướng bảo vệ môi trường cùa trái đất: phương thức "Green Logistics" ra đời.
Thực tế đã cho thấy rằng vấn đề thời đại cho ngành công nghiệp Logistics là xử lý các tác đầng đối với môi trường đang gia tăng từ hoạt đầng giao thông vận tải và phân phối. Các ngành Logistics đã tập trung vào cải tiến kĩ thuật trong sàn xuât,
tối ưu hóa dòng lưu chuyển của sản phẩm, giao thông vận tài, kho bãi và quản lý
hàng tồn kho nhằm giảm thiểu tối đa tác đầng tiêu cực tới môi trường. Do đó, từ những năm 1990 khái niệm "Reserve Logistics" hay "Green Logistics" đã ra đời, mở đầu cho phong trào tiến hành hoạt đầng Logistics giảm thiểu tác đầng tới môi
trường . "Reserve Logistics" là quá trình liên tục lấy lại sàn phẩm hoặc bao bì nguyên liệu để tránh lãng phí, tiêu thụ năng lượng cao thông qua quá trình sàn xuất và phân phối.
Tạo nên bức tranh "Green Logistics" không phải là dễ dàng, bởi luôn có sự mâu thuẫn cơ bản giữa "Green" và "Logistics". Các chiến lược tiết kiệm chi phí theo sau Logistics vận hành thường không đúng với môi trường, mặt khác, các doanh nghiệp thường phải trả các chi phí cùa việc sử dụng cơ sờ hạ tầng. Kết quả là, nhà điều hành Logistics sử dụng các phương thức gây ô nhiễm nhất, tiết kiệm chi phí nhất nhằm theo đuổi mục tiêu tối ưu hóa sàn lượng và lợi nhuận.
Hầi nghị hai tuần cùa Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (CÓP) khai mạc ngày 11/08/2009 tại Copenhagen, Đan Mạch, được coi "bước ngoặt lịch sử trong cuầc chiến chống biến đổi khí hậu". Hầi nghị thu hút sự tham gia cùa 192 thành viên Liên hiệp quốc và đặc biệt có tới 105 nguyên thủ quốc gia. Mầt hầi nghị thu
hút sự quan tâm cùa cà thế giới, chứng tò, vấn đề môi trường đã trờ nên cấp thiết đến nhường nào. Hơn nữa, đó không chỉ còn là vấn đề, là trách nhiệm của những nước phát triển- những quốc gia đã đánh đổi môi trường lấy sự phát triển kinh tế. Gìn giữ môi trường đã trở thành trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp và từng người dân. Bài học ở nhiều nước cho thấy, giá phợi trà khi không áp dụng và thi hành luật môi trường vê lâu dài sẽ là cao hơn nêu chi coi trọng phát triên phát sinh lợi nhuận trước mắt. Tác nhân thường lại không gánh chịu hậu quợ m à là xã hội, người dân và thế hệ sau gánh chịu.
Tất nhiên, môi trường bị ô nhiễm bời nhiều nguyên nhân. Nhưng trong đó, nguyên nhân chính yếu vẫn được xem là do sự phát triển của công nghiệp, mà cụ thể là quy trình sàn xuất, phân phối, vận tài của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận tức thời, nhiều doanh nghiệp có thể bỏ qua vấn đề xử lý chất thài công nghiệp. Tuy nhiên, nếu nhìn ở mọi góc độ khác nhau, việc đầu tư vào bợo vệ môi trường lại đem lại hiệu quợ rất cao. Trước hết về thương hiệu.
Để xây dựng một thương hiệu mạnh, tạo lập được niềm tin trong lòng người tiêu dùng, doanh nghiệp cần cợ một quá trình tích lũy lâu dài. Hơn nữa, giá trị của một thương hiệu và hình ợnh của thương hiệu qua sự nhận thức và cợm nhận của người tiêu dùng sẽ được tăng khi thương hiệu đó còn có những hoạt động xã hội. Do đó, trong xu hướng phát triển hiện đại, các doanh nghiệp có thương hiệu uy tín đều gắn các sợn phẩm, dịch vụ với danh hiệu "sợn phẩm xanh". Đó chính là mục tiêu để các doanh nghiệp kinh doanh sàn xuất nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh Logistics nói riêng hướng tới: "Green product", "Green Logistics".