li Thực trạng kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam
2.2.1. Thực trạng nhu cầu vềdịch vụ Logistics tại Việt Nam
Nhu câu về dịch vụ Logistics tại thị trường Việt Nam hiện nay chủ yếu là từ các công ty đa quốc gia và các nhà máy đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Họ là các công ty lớn vốn đã nhận thức được tầm quan trọng và tác dụng của việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng cũng như lợi ích cùa việc thuê ngoài dịch vụ Logistics . Hợp đởng Logistics với các công ty này thường là các họp đởng lớn, dài hạn và đòi hòi nhà cung cấp phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, hiện tại, do hoạt động Logistics ở Việt Nam còn khá mới và các công ty đa quôc gia, các nhà đầu tư nước ngoài thường chỉ yêu cầu một số dịch vụ cơ bản như vận chuyên, làm thủ tục hải quan - những dịch vụ mà các nhà cung cấp trong nước có thê đáp ứng với chi phí thấp, đem lại hiệu quà cho doanh nghiệp nước ngoài.
Còn về phía các nhà kinh doanh - sản xuất, xuất nhập khẩu cùa Việt Nam thi hầu như chưa đặt ra nhu cầu về dịch vụ Logistics nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí. Đặc điểm của Logistics là chuỗi dịch vụ tích hợp, vì vậy để Logistics có thể phát huy tác tốt vai trò của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thi các công đoạn trong quá trình lưu chuyển của hàng hóa - vật tư phải được liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một dây chuyền chứ không đơn giàn chỉ là dịch vụ vận tải giao nhận hoặc dịch vụ khác. Nhưng các chủ hàng Việt Nam hầu như chưa quen với khái niệm này, họ thường tự mình thực hiện hầu hết các công đoạn như đóng gói, kẻ ký m ã hiệu, tổ chức đưa hàng ra càng, làm thù tục hải quan,...rởi mới thuê dịch vụ giao nhận vận tải, mục đích là sử dụng dịch vụ của chính mình thay thế vì thuê ngoài để tiết kiệm chi phí. Thực tế việc làm này cũng không tiết kiệm được nhiều chi phí vì doanh nghiệp phải bỏ thời gian, đầu tư máy móc, phương tiện chuyên chở và nhân lực. Nhìn từ góc độ khác, thói quen này của doanh nghiệp V N đã làm cho chuỗi Logistics bị gián đoạn và khiến cho các công ty giao nhận vận tài dù có khá năng cũng khó cung cấp dịch vụ Logistics trọn gói. Tóm lại, chính nhận thức của các
doanh nghiệp sàn xuất và xuất nhập khẩu trong nước về Logistics đang làm cho mặt câu của thị trường bị giới hạn,
Tuy nhu cầu về dịch vụ Logistics hiện tại còn hạn chế nhưng trong tương lai gần,, chắc chắn nhu cầu này sẽ được gia tăng, mở ra tiềm năng phát triển lớn cho thị trường Logistics nước ta. Việc gia nhập tố chức thương mại thế giới WTO mờ ra nhiêu cở hội giao thương cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, vậy nên, chắc chắn khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ còn tăng mạnh. Hiện tại, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ đạt 200 tỷ USD/ năm. Trong sự tăng trưởng của hàng hóa xuất nhập khẩu, số lượng hàng hóa chuyên chờ bằng đường biên tăng mạng và chiếm một tỳ lệ lớn trong tống lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, khoảng 80 - 82%. Theo dự báo cùa Cục hàng hải Việt Nam, lượng hàng hóa thông qua các cảng biển Việt Nam năm 2010 sẽ là 257 triệu T Ê U ( 130-150 triệu tấn). Tỷ lệ vận chuyển bằng container đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ là 26,15, tốc độ tăng hàng năm là 25,5%. (Số liệu trích dẫn từ bài báo: "Ngành công nghiệp Logistics trước những cơ hội lớn" 20/09/2009, www.gemadept,worldress.com, http://gemadept.worldress.com/2009/09/20/nganh-cong-nghi%E1%BB%87p-
Logistics-tr%C6%B0%E 1 %BB%9Bc-nh%E Ị % B B ). Những con số này cho thấy nhu cầu về vận tải hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu đang lớn dần. Theo xu hướng chung của thế giới, nhu cầu về vận tài và giao nhận đơn thuần sẽ phát triển thành nhu cầu dịch vụ Logistics . Đồng thời, do áp lực cạnh tranh, các yêu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu về mặt thời gian và chi phí sẽ còn khắt khe hơn nhiều, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể thờ ơ với hoạt động quản lý hiệu quà chuỗi cung ứng nữa. Tuy quá trình thục hiện còn nhiều khó khăn nhưng xu hướng này tất
yếu và điều này đang mở ra cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp của Việt Nam chào dịch vụ Logistics .