- Công ty chưa trích trước tiền lương nghỉ phép cho nhân công trực tiếp sản xuất Trong khi đó số lượng ngày nghỉ phép của các nhân viên giữa các tháng không
f. Đối với chiphí thiệt hại trong xây lắp:
3.3.6. Giải pháp thứ sáu: Hoàn thiện kế toánchi phí bảo hành công trình
Thực tế tại Công ty không tiến hành trích trước khoản chi phí bảo hành công trình. Khi phát sinh khối lượng công việc cần bảo hành trong thời gian bảo hành thì kế toán hạch toán vào các tài khoản chi phí sản xuất (Tài khoản 621, 622, 627- chi tiết từng công trình). Như vậy, việc không trích trước chi phí bảo hành công trình sẽ dẫn đến tăng chi phí đột biến, không nằm trong dự tính, Công ty không có kế hoạch thanh toán cho khoản chi phí bảo hành phát sinh, gây khó khăn về mặt tài chính và thanh toán cho công ty.
Công ty nên lập dự phòng bảo hành phải trả, lập ngay trong quá trình thi công xây lắp công trình đó. Số tiền lập dự phòng không quá 5% giá trị khối lượng nghiệm thu.
- Khi trích lập dự phòng kế toán hạch toán vào chi phí sản xuất chung: Nợ TK 627 (chi tiết từng công trình)
Có TK 335
- Khi phát sinh thực tế chi phí sửa chữa và bảo hành công trình như: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí MTC, chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:
Nợ TK 621, 622, 623, 627 Nợ TK 133 (Nếu có)
Có TK 111,112, 152, 153, 214, 331…
- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động sửa chữa bảo hành công trình để tổng hợp chi phí tính giá thành, kế toán ghi:
Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 623, 627
- Công trình bảo hành hoàn thành, bàn giao cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 335
Nợ TK 632 (Nếu trích lập dự phòng thiếu) Có TK 154
- Hết thời hạn bảo hành công trình, nếu công trình không phải bảo hành hoặc chi phí thực tế bảo hành không hết số dự phòng được trích lập, kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 711