Thực trạng kế toánchi phí sản xuất xây lắp tại Công tyCổ phần Thương mại và Đầu tư Xây dựng Minh Ngân dưới góc độ kế toán quản trị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng minh ngân (Trang 69 - 75)

h. Kế toánchi phí thiệt hại trong xây lắp

2.2.2. Thực trạng kế toánchi phí sản xuất xây lắp tại Công tyCổ phần Thương mại và Đầu tư Xây dựng Minh Ngân dưới góc độ kế toán quản trị.

mại và Đầu tư Xây dựng Minh Ngân dưới góc độ kế toán quản trị.

2.2.2.1 Tổ chức nhận diện và phân loại chi phí trong Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Xây dựng Minh Ngân.

Tại Công ty thường lập dự toán cho các công trình, khối lượng công tác xây lắp theo các khoản mục chi phí cho nên chi phí thường được phân loại theo mục đích và công dụng là chủ yếu. Chi phí sản xuất được phân ra thành:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành thực tế cũng như dự toán của công trình xây lắp. Trong Công ty nguyên vật liệu trực tiếp có rất nhiều chủng loại, có tính năng, công dụng và mục đích khác nhau phục vụ cho thi công công trình, đó là các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, cấu

kiện bán thành phẩm, vật liệu sử dụng luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp. Trong đó

+ Vật liệu chính bao gồm; cát, sỏi, xi măng, sắt, thép, gạch….

+ Vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển bao gồm: Gỗ, ván, khuân, cọc, ván thép, đà giáo, khung thép.

- Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp trong công ty bao

gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài.

- Chi phí sử dụng máy thi công (máy xúc, máy đào, máy ủi, máy trộn bê tông…) bao gồm chi phí nhân viên trực tiếp sử dụng máy thi công, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất cho hoạt động của máy thi công, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho hoạt động của máy thi công.

- Chi phí sản xuất chung trong công ty bao gồm lương của bộ phận quản lý, các

khoản trích theo lương, chi phí vật liệu, dụng cụ, chi phí khấu hao tái sản cố định dùng chung cho hoạt động của các đội thi công và các chi phí khác bằng tiền liên quan đến hoạt động của đội xây lắp.

Cách phân loại chi phí này tại các doanh nghiệp xây lắp có tác dụng rất lớn cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất xây lắp theo dự toán, đồng thời cung cấp thông tin cho công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp, phân tích tình hình thực hiện giá thành trong doanh nghiệp cũng như kiểm tra việc thực hiện các định mức chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.

Cách phân loại chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc công ty được thể hiện rõ nét qua bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo năm.

Trích bảng tổng hợp chi phí sản xuất năm 2013 Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Xây dựng Minh Ngân.

Bảng tổng hợp chi phí sản xuất năm 2013

Công trình: Xây dựng hành lang giao thông, thoát nước đường QL32 đoạn đi qua huyện Phúc Thọ

Giá trị

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 21.445.742.855 Chi phí nhân công trực tiếp 14.179.298.029

Chi phí máy thi công 17.268.553.889

Chi phí sản xuất chung 3.682.456.490

Công trình: Thi công hạ tầng giao thông tại phường Phú Thịnh, thị xã Sơn tây

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 41.757.954.758 Chi phí nhân công trực tiếp 18.552.416.039

Chi phí máy thi công 17.545.451.084

Chi phí sản xuất chung 4.090.284.432

Công trình: Xây dựng hệ thống giao thông, thoát nước mưa, nước thải sư đoàn 308

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 24.855.764.352 Chi phí nhân công trực tiếp 16.944.742.847

Chi phí máy thi công 9.014.848.521

Chi phí sản xuất chung 2.346.331.764

2.2.2.2 Xây dựng dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Xây dựng Minh Ngân.

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, để tồn tại và phát triển cần phải có chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lý, điều đó có nghĩa là phải có những dự toán chi tiết, cụ thể cho từng công trình sẽ thi công. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp xây lắp phải thực hiện lập dự toán chi phí cho từng công trình sau đó chi tiết cho từng công việc xây lắp cụ thể. Việc lập dự toán này đã được thực hiện rất tốt sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có được những thông tin về kế hoạch xây lắp thi công cho từng công

trình trong từng thời gian cụ thể, đánh giá được tình hình thực hiện các chỉ tiêu chi phí đã dự kiến để từ đó có những giải pháp nhằm phát huy, khai thác những khả năng tiềm tàng của từng đội thi công hay của doanh nghiệp.

Công việc đầu tiên của các doanh nghiệp là xác định tổng dự toán công trình, đây chính là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hay thiết kế kỹ thuật thi công. Tại công ty tổng dự toán cho công trình thi công được xác định bao gồm chi phí xây lắp;

chi phí thiết bị (bao gồm thiết bị công nghệ, các loại thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất gia công và các trang thiết bị khác phục vụ cho sản xuất thi công); các chi phí khác và chi phí dự phòng( bao gồm cả yếu tố trượt giá hay do khối lượng phát sinh).

Giá trị dự toán xây lắp công trình tại công ty được xây dựng dựa trên nội dung từng khoản mục chi phí của tổng dự toán công trình. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng, lập kế hoạch khối lượng công tác xây lắp, là căn cứ để tính kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và để kiểm tra chỉ tiêu giá thành xây lắp của doanh nghiệp.

Việc lập dự toán các công trình (Phụ lục 2.29) có thể được khái quát qua các bước sau:

+ Xác định khối lượng công trình (trong đó người lập dự toán phải bóc tách khối lượng công việc cho từng công trình, hạng mục công trình từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công).

+ Căn cứ vào định mức do Bộ Xây dựng ban hành và các đơn giá do các Sở Xây dựng của các tỉnh thành ban hành căn cứ trên định mức do Bộ xây dựng ban hành, căn cứ vào định mức nội bộ doanh nghiệp được xây dựng, tiến hành xác định dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công.

+ Xác định bảng tổng kinh phí dự toán cho từng công trình

+ Căn cứ vào dự toán đã xây dựng cho từng công trình tiến hành lập dự toán chi phí cho từng khối lượng xây lắp để thực hiện công trình đó.

Trong đó, tại bảng dự toán xây lắp công trình Xây dựng hệ thống giao thông, thoát nước, nước mưa, nước thải sư đoàn 308- Đội thi công số 1 như sau:

Chi phí vật liệu theo đơn giá ở mục I

Chi phí vật liệu trực tiếp dự toán Chênh lệch vật liệu

= + x

Hệ số điều chỉnh vật liệu (ở hạng mục này =1)

Tổng chi phí NVLTT, NCTT, MTC ở mục II Chi phí sản xuất chung dự toán

= x 5,5%

Chi phí nhân công theo đơn giá ở mục I

Chi phí nhân công trực tiếp dự toán= Hệ số điều chỉnh lương công nhân trực tiếp sản xuất x (ở hạng mục này =1)

Chi phí máy thi công theo đơn giá ở mục I

Chi phí máy thi công dự toán= Hệ số điều chỉnh lương công nhân trực tiếp điều khiển máy x (ở hạng mục này =1)

+ Các chi phí vật liệu, nhân công, chi phí máy thi công tại khoản mục I là chi phí được xác định dựa theo đơn giá do Sở Xây dựng Hà Nội ban hành trên cơ sở định mức của Bộ Xây dựng.

+ Các khoản mục chi phí ở mục II là các chi phí dự toán được xây dựng trên cơ sở các chi phí theo đơn giá ở mục I, trong đó:

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế cho công trình Xây dựng hệ thống giao thông, thoát nước, nước mưa, nước thải sư đoàn 308- Đội thi công số 1 là: 6.260.544.965đ Giá trị dự toán xây lắp sau thuế quy tròn là: 6.955.465.000 đ.

2.2.2.3.Tổ chức thu thập các thông tin thực hiện về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm công trình trong Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Xây dựng Minh Ngân.

a. Về thu thập thông tin thực hiện về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của phòng vật tư, công ty lập kế hoạch mua và cung ứng vật liệu để thực hiện thi công công trình. Dựa vào khối lượng, đơn giá và số tiền được Ban giám đốc ký duyệt, kế toán lập phiếu xuất kho cho công trình. Căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan kế toán ghi vào sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình xây dựng.

b. Về thu thập thông tin thực hiện về chi phí nhân công trực tiếp:

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch giao để giao kế hoạch khoản mục chi phí này cho các đội công trình xây dựng. Các đội thực hiện chấm công, hàng tháng sau khi nghiệm thu khối lượng thực hiện hoàn thành vào kế hoạch sản xuất, đội trưởng đội thi công gửi bảng chấm công về phòng tài chính- kế toán để tiến hành làm lương và căn cứ thanh toán lương.

c. Về thu thông tin thực hiện về chi phí sử dụng máy thi công:

Căn cứ vào bảng khối lượng thiết kế thi công, căn cứ vào số ngày sử dụng máy, công ty tiến hành trích khấu hao máy thi công cho các đội, chi phí về nhiên liệu chạy máy, nhân công vận hành và phục vụ máy thi công do các đội thi công quản lý. Căn cứ vào các chứng từ về máy thi công của đội gửi lên cho công ty như các hoá đơn về nhiên liệu chạy máy, Hợp đồng thuê nhân công vận hành máy, Phiếu chi, Bảng xác nhận số giờ ca máy hoạt động, Nhật trình hoạt động của xe, kế toán công ty tiến hành kiểm tra và hạch toán cho đội theo từng công trình hay phân bổ cho các công trình theo tiêu thức hợp lý.

d. Về thu thông tin thực hiện về chi phí sản xuất chung:

Theo phân cấp quản lý, các đội thi công tự quản lý và kiểm soát các chi phí sản xuất chung phát sinh tại các đội mình bao gồm chi phí của nhân viên quản lý đội, các chi phí về điện nước, điện thoại, vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho đội…. Định kỳ hàng tháng, gửi chứng từ lên cho công ty. Tại Công ty kiểm tra lại các chi phí này

về tính pháp lý và mức độ phù hợp, hạch toán chi phí sản xuất chung cho các đội nhưng chi phí sản xuất chung thực tế không được vượt quá giá trị giao khoán.

Các chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất chung bao gồm bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu; bảng phân bổ tiền lương; bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, các phiếu chi tiền mặt, báo nợ ngân hàng….Tại công ty tuân thủ nguyên tắc những chi phí sản xuất chung của công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó còn những chi phí có liên quan đến nhiều công trình thì tập hợp theo công trường, đội thi công sau đó phân bổ cho từng công trình theo các tiêu thức thích hợp.

2.2.2.4. Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho quản lý

Phân tích thông tin kinh tế-tài chính là công cụ của nhận thức, với chức năng dự đoán và điều chỉnh các hoạt động kinh tế đã trở thành công cụ quản lý khoa học, có hiệu quả cho toàn bộ hoạt động kinh tế của doanh nghiệp xây lắp nói chung và hoạt động kiểm soát chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng. Thông qua việc phân tích, bao gồm cả phân tích thực hiện và phân tích dự báo giúp nhà quản trị có quyết định dúng đắn trong công tác quản lý. Trong công ty hiện nay công tác phân tích kinh tế chưa được quan tâm, công ty có tổ chức phân tích hoạt động kinh tế nhưng mới chỉ dừng lại ở việc phân tích tổng quát báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhằm đánh giá chung tình hình tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa đi vào phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm vì vậy nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần thương mại và đầu tư xây dựng minh ngân (Trang 69 - 75)