Trong giai đoạn này mối liên hệ giữa Thẩm phán và Hội thẩm cần phải mang tính chất hỗ trợ và hướng dẫn. Thẩm phán phải hướng dẫn cho Hội thẩm cách nghiên cứu hồ sơ để đem lại kết quả nhanh và chính xác (ví dụ bút lục nào là trọng tâm, bút lục nào cần có sự đối chiếu, so sánh; các văn bản pháp luật nào liên quan đến tội danh mà bị cáo bị truy tố...). Thẩm phán cũng phải hướng dẫn cho Hội thẩm cách ghi chép tổng hợp nội dung vụ án một cách ngắn gọn, đầy đủ để có thể tiến hành thẩm vấn tại phiên toà một cách có hiệu quả.
Ngược lại, Hội thẩm có thể phát hiện những vấn đề cần trao đổi với Thẩm phán để bổ sung cho việc xét xử như cần thiết mời thêm người có liên quan đến vụ án, mời thêm người làm chứng... mà trong quá trình làm các thủ tục ban đầu, Thư ký hoặc Thẩm phán do những lý do khác nhau đã không phát hiện ra hoặc, đề nghị trưng cầu giám định tư pháp để giúp cho Hội đồng xét xử kết luận được chính xác.
Thẩm phán và Hội thẩm cần phải cùng nhau trao đổi, thống nhất kế hoạch và cách thẩm vấn tại phiên toà, cụ thể là xác định mục đích thẩm vấn, thẩm vấn về nội dung gì, thẩm vấn những ai, dự tính những gì sẽ xảy ra sau các câu hỏi của Hội đồng xét xử và trả lời của những người được Hội đồng xét xử hỏi.
Trong giai đoạn này nếu việc thay đổi hội thẩm nhân dân vào thời điểm nào thì nên cho hội thẩm nhân dân mới được dùng để thay thế phải có thời gian để đọc và nghiên cứu kỹ nội dung vụ án . nhiều trường hợp hội thẩm nhân dân được thẩm phán gửi lịch xét xử trước cả tháng nhưng đến ngày xét xử lại bận công việc đột xuất không tham gia phiên tòa, khi đó thư ký rất bị động trong việc sắp xếp hội thẩm khác thay thế để mở phiên tòa đúng thời gian. Bởi vì, các hội thẩm nhân dân hiện nay chủ yếu làm việc theo cơ cấu, cho nên việc tuân thủ lịch xét xử, cũng như công tác nghiên cứu hồ sơ các hội thẩm thường xem nhẹ. vì
vậy để khắc phục tình trạng này thì ta cần phải xem xét các điều kiện về sức khỏe , công việc , gia đình của hội thẩm nhân dân xem thử có đủ tiêu chuẩn để nhận vụ án đó không và tất nhiên phải xem xem thử có rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 42 và 46 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 hay không. Ngoài ra để việc nghiên cứu hồ sơ được thuận lợi và chính xác thì hội thẩm nhân dân cần được tập trung giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ và phải được thống nhất về quy định trong một số văn bản về trách nhiệm của Toà án nhân dân trong việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân