Đánh giá các quy định pháp luật về hội thẩm nhân dân trong bộ luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 33 - 40)

- Về tiêu chuẩn và việc tuyển chọn Hội thẩm nhân dân

2.2Đánh giá các quy định pháp luật về hội thẩm nhân dân trong bộ luật tố tụng hình sự

luật tố tụng hình sự 2003

Với sự ra đời của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì đã có nhiều quy định chặt chẽ hơn . Có quy định tại Điều 15 rằng : “Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham

gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.” Một trong những đặc trưng của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Bản thân chế định Hội thẩm là sự thể hiện tư tưởng " Lấy dân làm gốc", bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. Tòa án là cơ quan quyền lực của Nhà nước, Nhà nước thông qua Tòa án để thực hiện quyền lực tư pháp của mình. Chính bằng hoạt động xét xử, Tòa án giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Hội thẩm bằng sự tham gia của mình vào Hội đồng xét xử mà thực hiện quyền lực tư pháp và thông qua đó để nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý Nhà nước nói chung, hoạt động của Tòa án nói riêng .Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán cần được hiểu là khi xét xử bất kỳ một vụ án nào thuộc thẩm quyền của Toà án mà có Hội thẩm tham gia, thì Hội thẩm và Thẩm phán có quyền ngang nhau trong việc giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án, không phân biệt vấn đề đó là về mặt tố tụng hay về mặt nội dung.

Ở Bộ luật tố tụng hình sự 2003 tại khoản 2 điều 46 có quy định “Trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà, thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà” quy định này khá là mới mẻ sở dĩ có quy định này là để điều chỉnh việc xét xử nhưng phải thay đổi hội thẩm nhân dân tại phiên tòa việc hoãn phiên tòa là với mục đích cho hội thẩm nhân dân mới ( Người thay thế hội thẩm nhân dân bị thay thế ) có thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án để tránh trường hợp khi xét hỏi hội thẩm nhân dân không nắm rõ được nội dung vụ án dẫn tới việc hỏi của hội thẩm nhân dân không chính xác với nội dung vụ án

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã nêu rất rõ nhiệm vụ và quyền hạn và trách nhiệm của hội thẩm nhân dân như sau :

“Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm

“1. Hội thẩm được phân công xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;

b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm; c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

2. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.”

Sở dĩ có quy định này là để cho hội thẩm nhân dân biết vị trí , vai trò , trách nhiệm của mình trong tòa án nói chung và trong hội đồng xét xử nói riêng trước khi bắt đầu và kết thúc một vụ án . ngoài ra để những người tham gia tố tụng hiểu rõ hơn về hội thẩm nhân dân . việc quy định nhiệm vụ , quyền hạn và trách nhiệm của hội thẩm nhân dân đã nói lên trình độ lập pháp có sự phát triển và hoàn thiện hơn rất nhiều , đồng thời buộc hội thẩm nhân dân phải có trách nhiệm với công việc hơn như là phải nghiên cứu trước hồ sơ khi xét xử và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu hành vi và quyết định của mình trái pháp luật dẫn đến oan sai cho người vô tội

Giai đoạn chuẩn bị xét xử

Tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định như sau:

“Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa”

Như vậy theo quy định thì Hội thẩm nhân dân không được nhắc đến ở đây ta nên nhắc đến hoặc quy định thêm quyền và nghĩa vụ của hội thẩm nhân dân để hội thẩm phải có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ ngay khi nhân được hồ

sơ vụ án đồng thời giảm bớt áp lực cho thẩm phán . tất nhiên trong phần chuẩn bị xét hỏi thì hội thẩm nhân dân vẫn phải có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ nhưng vì luật không quy định nên ta cũng không thể xác định rõ hộ thẩm nhân dân sẽ nghiên cứu hồ sơ khi nào ? khiến một số người sẽ có thói quen lên tòa mới nghiên cứu hay sẽ dẫn đến việc lưới biếng khi nghiên cứu hồ sơ .

Tại khoản 5 điều 178 có quy định : “Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, nếu có” phần quy định này cũng đã nói lên được tính công khai của tòa án về việc chuẩn bị xét xử nhưng vẫn còn bất cập . chỗ bất cập ở đây là việc hội thẩm dự khuyết “nếu có” tại vì sao không chắc chắn việc có hội thẩm dự khuyết mà việc hội thẩm dự khuyết là không thường xuyên . nếu như vậy thì sẽ rất bất cập trong chuyện thay đổi hội thẩm nhân dân tại phiên tòa dẫn đến phiên tòa bị hoãn . mặt khác nếu chuyện hội thẩm dự khuyết mà thường xuyên thì việc hội thẩm dự khuyết cũng sẽ được nghiên cứu hồ sơ vụ án thường xuyên để đảm bảo thay thế hội thẩm nhân dân tại phiên tòa . Hạn chế được tỷ lệ xảy ra oan sai

Giai đoạn xét xử :

Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định về trình tự xét hỏi tại phiên tòa ở khoản 1 có quy định “Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý.” Pháp luật vẫn chưa quy định hay giải thích rõ việc xét hỏi theo thứ tự xét hỏi hợp lý là như thế nào . Hay là hội đồng xét hỏi phải tùy cơ ứng biến ? vì vậy điểm bất cập ở đây là quy định pháp luật vẫn chưa được rõ ràng .

Theo khoản 2 điều 207 thì “Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm” vậy việc quy định chủ tọa phiên tòa hỏi trước nhưng vẫn ko quy định phạm vi , hay các phần mà chủ tọa phiên tòa được hỏi . vì thế thử đặt ra một câu hỏi rằng có khi nào thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã hỏi hết những phần trọng tâm của vụ án vậy thì hội thẩm nhân

dân sẽ hỏi gì? điều này dẫn tới việc hỏi lang mang , hỏi không đi vào trọng tâm hoặc hỏi bị trùng lập với những câu hỏi trước đó của thẩm phán .

Trong phần tranh luận được quy định tại chương XXI của bộ luật tố tụng hình sự được quy định từ điều 217 đến điều 221 thì vai trò của thẩm phán chủ tọa phiên tòa được nhắc đến rất nhiều . Còn về phần hội thẩm nhân dân thì không được nhắc đến nếu có thì chỉ tồn tại trong cụm từ “ hội đồng xét xử” và cũng không quy định cụ thể gì về quyền và trách nhiệm của hội thẩm nhân dân trong phần tranh luận này . điểm bất cập này phải chăng hình bóng của hội thẩm nhân dân bị mờ nhạt trong phần tranh luận trong giai đoạn xét xử

Giai đoạn nghị án :

Theo khoản 1 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng đây là điểm bất cập mà chúng ta cần phải giải quyết . Như chúng ta đã biết việc biểu quyết thường thì phải nghiên cứu vụ án kỹ càng và thông qua quá trình xét hỏi thì lúc đó mới đưa ra phán quyết cuối cùng chính xác được . Mặc khác khi xét hỏi thì trình tự xét hỏi được quy định tại Điều 207 BLTTHS 2003 thì với quy định “ chủ tọa phiên tòa là người hỏi trước rồi đến các hội thẩm ” với việc nghiên cứu hồ sơ vụ án thì Chủ tọa phiên tòa cũng là người nghiên cứu trước (điều 176) vậy trên mọi phương diện từ lúc nhận được hồ sơ cho đến phần xét hỏi và cuối cùng là nghị án để đưa ra bản án thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đều là người làm trước hết mọi việc Với những lập luận trên ta có thể kết luận rằng chủ tọa phiên tòa sẽ am hiểu và biết trước mọi thứ về vụ án hơn so với hội thẩm nhân dân. Quay trở lại phần nghị án nếu phần nghị án Ta để thẩm phán chủ tọa phiên tòa biểu quyết sau cùng sẽ dễ dẫn đến việc bản án sẽ không chính xác . mặc dù việc cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa biểu quyết sau cùng là để tránh tình trạng hội thẩm nhân dân lười biếng và sẽ nghiêng theo ý kiến biểu quyết của thẩm phán

. Nhưng nếu như để hội thẩm nhân dân biểu quyết trước thì việc kết luận đưa ra bản án cuối cùng e rằng tỷ lệ oan sai sẽ xuất hiện . Như chúng ta đã biết Hội thẩm nhân dân là người làm trên nhiều lĩnh vực trên xã hội như “ giáo viên , kỹ sư , bác sĩ . nha nghiên cứu khoa học , kỹ thuật viên , nhà báo ….”[17] Vậy việc làm nhiều lĩnh vực trong xã hội như vậy sẽ dẫn đến việc họ sẽ không chuyên trách hay chuyên môn về pháp luật không cao , am hiểu pháp luật không sâu sắc . Mặt khác Thành phần hội đồng xét xử nếu có hội thẩm nhân dân tham gia thì số lượng hội thẩm nhân dân lúc nào cũng đông hơn thẩm phán . Vì vậy để hội thẩm nhân dân biểu quyết trước e rằng quan điểm của thẩm phán sẽ không thắng được vì lý do số biểu quyết của hội thẩm nhân dân cao hơn thẩm phán . Tuy nhiên “Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.”(khoản 1 điều 222) vì vậy đó là điểm bất cập cần được giải quyết

Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định tại khoản 4 điều 222 “.. Biên bản nghị án phải được tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án” việc có quy định này là nhằm để hội thẩm nhân dân và thẩm phán phải có chữ ký của mình đó là bằng chứng để quy trách nhiệm đối với những hành vi và quyết định của hội thẩm nhân dân và thẩm phán nếu hành vi và quyết định đó khiến bản án không chính xác hoặc dẫn tới oan sai .

Thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm và thủ tục phiên tòa phúc thẩm của bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định tại điều 244 và 247

Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên thì thành phần xét xử gồm “Thành phần Hội đồng xét xử phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.”( điều 307) việc chọn lựa đối tượng hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ đoàn thanh niên cộng

sản Hồ Chí Minh là hoàn toàn hợp lý vì đa phần bị cáo chưa thành niên đều là học sinh nếu không đi học thì cán bộ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là những người hay tiếp xúc với các trẻ em cơ nhỡ nên họ khá am hiểu về tâm tư , tình cảm của bị cáo . việc lựa chọn hội thẩm nhân dân như thế là phù hợp với việc giải quyết vụ án

Nhìn lại các quy định pháp luật về Hội thẩm nhân dân ở nước ta từ năm 1945 đến nay, trong đó trọng tâm là những quy định về quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Một là, dù trải qua các thời kỳ khác nhau, ngoài các quy định về Hội thẩm nhân dân với tư cách là một chức danh tư pháp thì pháp luật về Hội thẩm nhân dân có những quy định mang tính đặc thù, tạo cơ sở pháp lý cho Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử, đảm bảo sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và ngang quyền với của Thẩm phán của Hội thẩm nhân dân, để Hội thẩm nhân dân tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào việc xét xử với tính cách là đại diện của nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là, mặc dù phạm vi pháp luật về Hội thẩm có sự khác nhau qua từng thời kỳ nhưng đều có mối liên quan chặt chẽ với thẩm quyền, cơ cấu tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án ở nước ta. Việc thực hiện các quy định pháp luật về hội thẩm không chỉ đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động xét xử của Toà án; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân mà còn để đảm bảo nhân dân ngày càng có điều kiện kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

Ba là, Pháp luật về Hội thẩm ngày càng được nhận thức đầy hơn, sâu rộng hơn trong tổ chức và hoạt động của Toà án; gắn với tính chất là những “thẩm phán không chuyên” của phạm vi, lĩnh vực xét xử của Hội thẩm và được quy định trong các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao. Trong thời

kỳ đầu mới giành được độc lập, Hội thẩm nhân dân chủ yếu tham gia xét xử các vụ án hình sự, trừng trị những thế lực phản động, chống phá chính quyền cách mạng, đến nay chúng ta đã có một đội ngũ Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử trên phạm vi rộng, với nhiều lĩnh vực về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, phá sản, hôn nhân, gia đình....Từ thời kỳ đầu mới giành được độc lập, các quy định về Hội thẩm nhân dân chỉ được thể hiện trong một vài văn bản pháp luật với hiệu lực pháp lý thấp (Sắc lệnh, Thông tư, Điều lệ tạm thời...), đến nay các quy định về Hội thẩm nhân dân đã được thể hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao như Luật, Pháp lệnh, Nghị định.

Bốn là, xu hướng chung của các quy định pháp luật về Hội thẩm nhân dân ngày càng thể hiện rõ nét nguyên tắc độc lập chỉ tuân theo pháp luật và ngang quyền với Thẩm phán trong hoạt động xét xử, tôn trọng quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử.

Năm là, để đảm bảo cho Hội thẩm nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án, pháp luật về Hội thẩm nhân dân ngày càng có nhiều quy định cụ thể và phù hợp, một mặt, đảm bảo tôn trọng, đề cao hoạt động của Hội thẩm nhân dân (chế độ đói ngộ, điều kiện bầu, miễn nhiệm Hội thẩm...) và mặt khác, đảm bảo xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân (biện pháp bãi nhiệm đối với Hội thẩm nhân dân; các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Bộ luật hình sự...).

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 33 - 40)