Giai đoạn từ 1959 đến

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 28 - 30)

- Về thành phần của Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử: Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân (14/7/1960) thì: Khi sơ thẩm, Toà án nhân dân gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân; trường hợp xử những vụ án nhỏ, giản đơn và không quan trọng thì Toà án nhân dân có thể xử không có Hội thẩm nhân dân. Khi phúc thẩm những bản án, những quyết định bị chống án hoặc đã có hiệu lực pháp luật, nhưng phát hiện có sai lầm thì Toà án nhân dân địa phương phải có ba Thẩm phán. Trong trường hợp đặc biệt, phải có thêm Hội thẩm nhân dân (Điều 11,12).

Việc xét xử sơ thẩm với 1 Thẩm phán mà không có Hội thẩm nhân dân tham gia chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt (việc hình sự nhỏ, giản đơn), phải do Uỷ ban Thẩm phán toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Chánh án Toà án huyện quyết định.

Tại Thông tư 2421-TC ngày 29/12/1961 của Toà án tối cao “hướng dẫn thực hiện chế độ Hội thẩm nhân dân”, thực tế việc xử sơ thẩm không có HTND tham gia thường áp dụng trong việc giải quyết các vụ thuận tình ly hôn, do 1 Thẩm phán tiến hành. Thông tư 1071 - TC của Toà án tối cao ngày 7/9/1965. Đã phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên toà do 1 Thẩm phán xử, không có Hội thẩm nhân dân tham gia. Đó là những vụ án xử sơ thẩm, đồng thời chung thẩm.

Trường hợp xử phúc thẩm có Hội thẩm nhân dân tham gia cũng chỉ hạn chế trong những trường hợp xét xử vụ án có ảnh hưởng chính trị lớn (tôn giáo, dân tộc) và phải do Uỷ ban Thẩm phán quyết định (Toà án Tối cao không có Hội thẩm nhân dân tham gia xử phúc thẩm).

- Về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm nhân dân: Tại Thông tư số 2421 nói trên, Toà án nhân dân Tối cao đã hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ HTND, nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm nhân dân. Nhấn mạnh việc tham gia xét xử là nhiệm vụ chủ yếu của Hội thẩm nhân dân, ngoài ra Hội thẩm nhân dân còn tham gia tuyên truyền, hoà giải ở cơ sở. Nhiệm vụ của Hội thẩm nhân dân ngày càng tập trung vào công tác xét xử tại Toà án như: nghiên cứu hồ sơ (hoặc nghe Thẩm phán trình bày lại, trao đổi trước với Thẩm phán để chuẩn bị xét xử), tham gia thẩm vấn (không bắt buộc) theo sự phân công của Thẩm phán; nghị án. Còn việc tiến hành điều tra, hoà giải trước khi mở phiên toà là trách nhiệm của Thẩm phán, nói chung không có Hội thẩm nhân dân tham gia.

Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng (4.1975), Hội đồng chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã ra Sắc lệnh 01/SL/76 ngày 15-3-1976 quy định Tổ chức Toà án nhân dân, trong đó cũng khẳng định việc xét xử của Toà án phải có Hội thẩm nhân dân tham gia, Hội thẩm nhân dân do các đoàn thể nhân dân cử ra, khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán. Khi xét xử sơ thẩm hoặc sơ thẩm đồng thời chung thẩm. Hội đồng xét xử gồm có một Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân. Riêng đối với TAND đặc biệt (Theo Quyết định số 29 QĐ ngày 27-5-76 của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam) thì khi xét xử tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về trật tự xã hội, TAND đặc biệt gồm Chánh án, 1 Thẩm phán và 1 Hội thẩm nhân dân do Uỷ ban Trung ương mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam cử ra.

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w