Giai đoạn từ 1945 đến

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 26 - 28)

Đầu năm 1946, Văn bản pháp luật đầu tiên quy định việc tổ chức các cơ quan tư pháp là Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức các Toà án và ngạch Thẩm phán (ban hành ngày 24-1-1946). Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định tương đối đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Phụ thẩm (Hội thẩm) cũng như việc tuyển cử, tham gia của Phụ thẩm vào việc xét xử của Toà án nhân dân.

Theo Sắc lệnh 13/SL ngày 24-1-1946 , các Toà án xử việc hình, ngoài các Thẩm phán còn có 2 vị Phụ thẩm nhân dân.

Toà sơ cấp khi xét xử gồm có Thẩm phán, một Lục sự và một hay nhiều Thư ký giúp việc mà không có Phụ thẩm.

Toà án đệ nhị cấp: Khi xét xử các việc tiểu hình (những việc có thể bị phạt tù từ 6 ngày đến 5 năm) hay phạt bạc trên 9 đồng (tiền lúc đó) thì ngoài Chánh án (chủ toạ) còn có hai vị Phụ thẩm. Chánh án chỉ hỏi Phụ thẩm về tội trạng và hình phạt, rồi tự mình quyết định (vấn đề thủ tục tạm tha hay liên quan đến dân sự, thương sự thì Chánh án không phải hỏi Phụ thẩm). Khi xét xử việc đại hình thì Hội đồng xét xử gồm có Chánh án, hai Thẩm phán làm Phụ thẩm chuyên môn và hai Phụ thẩm nhân dân. Khi nghị án có Chánh án, 2 Thẩm phán và 2 Phụ thẩm nhân dân cùng nghị xử.

Toà thượng thẩm khi xét xử phúc thẩm các việc tiểu hình và đại hình, ngoài ông Chánh án, 2 Hội thẩm (chuyên môn) còn có 2 Phụ thẩm nhân dân

cùng nghị án (trừ các vấn đề liên quan đến thủ tục, tạm tha, đòi bồi thường về dân sự, thương sự do Chánh án tự quyết định).

Bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta (ngày 9/11/1946) đã chính thức ghi nhận: “Trong khi xử việc hình phải có phụ thẩm nhân dân để tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với Thẩm phán nếu là việc đại hình”.

Bước vào những năm 50, Sắc lệnh số 85 đã sửa đổi một cách cơ bản Sắc lệnh số 13 nói trên. Sau đó Sắc lệnh số 151 ngày 17/11/1950 (Đặt thể lệ chỉ định các Hội thẩm nhân dân và định thành phần Toà án nhân dân liên khu trong trường hợp đặc biệt); Sắc lệnh số 156 ngày 22/11/1950 (tổ chức Toà án nhân dân liên khu), Sắc lệnh số 12 ngày 30/3/1957 (sửa đổi bộ phận chế định Hội thẩm nhân dân) đã sửa đổi bổ sung, chi tiết hơn về chế định Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử.

Theo các Sắc lệnh nói trên, Phụ thẩm nhân dân được đổi là Hội thẩm nhân dân, số lượng Hội thẩm nhân dân được tăng lên, quyền hạn và nghĩa vụ được mở rộng, đặc biệt là Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử cả việc hình sự và dân sự, được tham gia quyết định về mọi vấn đề trong xét xử vụ án (xem hồ sơ, biểu quyết về tội trạng và hình phạt...). Khi xử án, Toà án nhân dân huyện và Toà án nhân dân tỉnh gồm 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân. Toà án nhân dân phúc thẩm khu hoặc Thành phố gồm 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân.

Hội thẩm và Thẩm phán phải cộng tác chặt chẽ với nhau, cùng chịu trách nhiệm trước Chính phủ và nhân dân về hoạt động của Toà án. Mặc dù mỗi người có trách nhiệm riêng phụ thuộc nhiệm vụ và kỷ luật riêng tuỳ theo tính chất của họ là cán bộ dân cử (Hội thẩm) hay công chức Nhà nước (Thẩm phán).

Nhiệm vụ quan trọng của Hội thẩm nhân dân là xét xử và tuyên truyền giáo dục pháp luật, thể hiện nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân. Bởi thế họ phải là sợi dây liên lạc giữa Toà án và nhân dân. Pháp luật quy định rõ những việc Hội thẩm phải làm (xử án, hoà giải, điều tra, giáo dục trong nhân dân; những việc nên làm (giáo dục phạm nhân, kiểm tra huấn luyện) và những việc không nên làm (những việc thuộc về hành chính, kỹ thuật chuyên môn).

Nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án và nguyên tắc quyết định theo đa số được thể hiện ngay từ Sắc lệnh 13/SL, thời kỳ này tiếp tục được cụ thể hoá. Tóm lại, trong giai đoạn đầu tiên (1945-1959) Nhà nước dân chủ nhân dân đã cố gắng từng bước củng cố chế độ nhân dân tham gia xét xử thông qua chế định Hội thẩm nhân dân. Trong hoàn cảnh Nhà nước vừa được xây dựng, vừa tiến hành kháng chiến, đứng trước rất nhiều khó khăn, nhưng chúng ta vẫn cố gắng thực hiện những quy định của Hiến pháp và pháp luật về Hội thẩm Mặc dù còn sơ khai, nhưng Nhà nước ta đã đề ra được những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự hình thành và hoàn thiện chế định Hội thẩm nhân dân. Điều này không chỉ đáp ứng đòi hỏi của công tác xét xử lúc đó, mà còn là nền móng và những kinh nghiệm tốt cho các giai đoạn tiếp sau này.

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w