Giai đoạn từ 1980 đến trước khi ban hành bộ luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 31 - 33)

- Về tiêu chuẩn và việc tuyển chọn Hội thẩm nhân dân

2.1.3. Giai đoạn từ 1980 đến trước khi ban hành bộ luật tố tụng hình sự năm

hình sự năm 2003

Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1981 và Nghị định 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội thẩm nhân dân

Luật đặt rõ trách nhiệm của các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể nơi Hội thẩm nhân dân làm việc, sinh hoạt phải tạo điều kiện cho Hội thẩm nhân dân làm việc tại Toà án (Điều 44).

Các Hội thẩm nhân dân được bồi dưỡng về nghiệp vụ và được hưởng phụ cấp khi tham gia công tác xét xử (Điều 44).

Trong giai đoạn này đã đánh dấu mốc quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự của Việt Nam đó là sự ra đời của bộ luật tố tụng hình sự đã được quốc hội khóa VIII thông qua ngày 28 tháng 6 năm 1988

Theo Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 thì trong quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ họ tên Hội thẩm nhân dân và sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, toà án phải mở phiên toà trong thời hạn 15 ngày (Điều 151 BLTTHS) như vậy pháp luật đã tạo điều kiện về thời gian cần thiết cho Hội thẩm nhân dân nghiên cứu hồ sơ vụ án để tham gia xét xử một cách thiết thực.

Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc sơ thẩm đồng thời chung thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân.

Điều 2 BLTTHS 1988 cũng đã nêu rõ việc “ mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được tiến hành theo quy định của bộ luật này “ đây là nguyên tắc pháp chế mà các hội thẩm nhân dân phải làm theo

Điều 16 BLTTHS cũng đã nêu rõ lên tầm quan trọng của hội thẩm nhân dân trong việc xét xử “ việc xét xử ở tòa án có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của bộ luật này . khi xét xử hội thẩm nhân dân ngang quyền với

thẩm phán ” như vậy việc xét xử của hội thẩm nhân dân đã được quy định rõ ràng về vị trí và thẩm quyền .

Vị Trí : Hội thẩm nhân dân phải có mặt trong việc xét xử theo quy định

của luật tố tụng hình sự 1988 ví dụ như theo điều 277 thì ở những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên thì “ thành phần hội đồng xét xử phải có một hội thầm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” và tất nhiên có một số vụ xét xử hội thẩm nhân dân sẽ không tham gia như quy định tại điều 216 “ hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thêm 2 hội thẩm nhân dân “ theo quy định này thì chúng ta sẽ hiểu rằng nếu trong trường hợp không cần thiết thì việc tham gia xét xử của hội thẩm nhân dân là không cần thiết . Trong thành phần hội đồng giám đốc thẩm cũng không có hội thẩm nhân dân được quy định tại điều 250 bộ luật Tố tụng hình sự 1988

Thẩm quyền và trách nhiệm: Theo điều 17 bộ luật tố tụng hình sự

1988 thì “ khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật ”

vậy độc lập ở đây phải được hiểu là:

Thứ nhất: Là sự độc lập giữa hội thẩm và thẩm phán trong hội đồng

xét xử . các ý kiến biểu quyết phải không bị phụ thuộc lẫn nhau và tự do đưa ý kiến và quan điểm của mình

Thứ hai: Là sự độc lập giữa hội đồng xét xử với các cơ quan , tổ chức ,

cá nhân khác . Sẽ không có bất kỳ một cơ quan tổ chức hay cá nhân nào có thể áp đặt hay thay đổi các quyết định xét xử của hội đồng xét xử

Khi nhận được bản án hội thẩm nhân dân cũng phải có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ án theo điều 151 có quy định vì vậy để việc xét xử được diễn ra thuận lợi và tránh oan sai thì hội thẩm nhân dân phải có trách nhiệm nghiên cứu vụ án thật kỹ trước khi xét xử tại phiên tòa

Tại phiên tòa thì hội đồng xét xử phải hỏi phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, xem xétvật chứng và nghe lời bào chữa. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà. và việc xét xử phải tiến hành liên tục trừ thời gian nghỉ ( điều 159 bộ luật tố tụng hình sự 1988) vì thế để việc xét hỏi xảy ra thuận lợi và tránh được tình trạng hội thẩm nhân dân hỏi lang mang ko đi vào trọng tâm chính của vụ án thì đòi hỏi hội thẩm nhân dân phải nghiên cứu vụ án thật kỹ ở mọi phương diện .

Theo thứ tự thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ là người hỏi trước rồi đến các hội thẩm nhân dân điều này cũng hợp lý vì thẩm phán làm người am hiểu pháp luật nên sẽ giúp cho hội thẩm nhân dân tránh được những câu hỏi ngoài trọng tâm vụ án ( điều 181 bộ luật tố tụng hình sự 1988)

Những quy định chủ yếu của chế định Hội thẩm nhân dân đã được thể hiện khá cụ thể trong Luật tổ chức TAND ban hành 3-7-1981 (một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao so với trước đây. Cụ thể như sau:

- Về tiêu chuẩn được bầu làm Hội thẩm nhân dân :

Cũng như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, nhưng với Thẩm phán thì phải “có kiến thức pháp lý”, còn với Hội thẩm “phải có quan hệ tốt với nhân dân” (Điều 40).

- Trách nhiệm giới thiệu nhân sự: Mặt trận Tổ quốc có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu nhân sự bầu HTND các cấp.

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w