Vấn đề quy định về việc miễn nhiệm và bãi nhiệm đối với hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 63 - 65)

- Giai Đoạn Nghị Á n:

2.4.2.4.Vấn đề quy định về việc miễn nhiệm và bãi nhiệm đối với hội thẩm nhân dân

tham gia xét xử. Theo quy định của pháp luật, Hội thẩm chỉ tham gia xét xử nên chỉ có những nhiệm vụ và quyền hạn trong giai đoạn tố tụng xét xử tại phiên tòa, có nghĩa là Hội thẩm không có bất cứ nhiệm vụ, quyền hạn nào khác ngoài hoạt động tố tụng xét xử một vụ án cụ thể. Trong khi đó, Hội thẩm lại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi quyết định của mình, phải bồi hoàn khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình gây ra thiệt hại.… Do vậy pháp luật phải quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn về quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm cũng như phạm vi trách nhiệm của họ trong những trường hợp cụ thể, để Hội thẩm xác định được rõ hơn địa vị pháp lý của mình trong khi tham gia xét xử với tư cách là người tiến hành tố tụng và là người giám sát hoạt động xét xử.

2.4.2.4. Vấn đề quy định về việc miễn nhiệm và bãi nhiệm đối vớihội thẩm nhân dân hội thẩm nhân dân

Việc thực hiện khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân hiện nay bộc lộ một số hiện tượng bất cập. Đó là quy định Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lý do khác, cho nên một số Hội thẩm đã

tận dụng để xin miễn nhiệm một cách khá thoải mái, dễ dàng. Việc bầu được một Hội thẩm rất công phu và ai cũng muốn người được bầu hoạt động toàn vẹn trách nhiệm và thời hạn. Nhưng một số vị Hội thẩm vừa được bầu mấy tháng lại đưa đơn xin miễn nhiệm với những “lý do khác” như: để gia nhập Đoàn luật sư, để đi hoạt động tư vấn pháp luật,…gây khó xử cho Hội đồng nhân dân, vì phải đưa ra kỳ họp để biểu quyết cho thôi và bầu thế vào đó những Hội thẩm mới. Để bác đơn của họ cũng khó, do chỗ Pháp lệnh cho phép miễn nhiệm ngoài vì lý do sức khỏe còn vì “lý do khác” bất kỳ rộng rãi.

Để đảm bảo sự ổn định về đội ngũ và chất lượng hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân nên hoàn thiện các quy định về việc miễn nhiệm và bãi nhiệm đối với họ. Phải cụ thể hóa các trường hợp cho phép người Hội thẩm được xin miễn nhiệm, tránh tình trạng Hội thẩm nhân dân xin miễn nhiệm vì “lý do khác” một cách tùy nghi. Chính ở điều này là thước đo sự cố gắng, sự kiên nhẫn khắc phục khó khăn cá nhân để đi đến quãng đường mà đại diện của nhân dân đã tín nhiệm bầu mình.

Theo quy định hiện nay thì Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và có nhiệm kỳ là 5 năm theo Hội đồng nhân dân, quy định như vậy là chưa hợp lý. Vì hoạt động xét xử cần có thời gian dài tích lũy kinh nghiệm và qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng lâu dài mới đạt trình độ và kỹ năng xét xử tốt nhất. Nếu chúng ta bầu Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân thì sẽ lãng phí rất lớn chất xám trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời, cơ cấu tổ chức Hội thẩm nhân dân luôn xáo trộn, không ổn định và về mặt nào đó ảnh hưởng đến nguyên tắc xét xử độc lập của Hội thẩm nhân dân. Theo người viết nên kéo dài nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân lên 10 năm (bằng hai nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân) và có cơ chế bãi nhiệm, miễn nhiệm linh hoạt khách quan. Bởi vì một người tham gia nhiều khóa Hội thẩm

nhân dân thì càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, chất lượng công tác xét xử sẽ được nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 63 - 65)