Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm tham gi a:

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 49 - 52)

nguyên tắc này được quy định tại điều 15 bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau: “Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.” như ta đã biết việc xét xử theo thủ tục rút gọn thì sẽ không có hội thẩm nhân dân tham gia xét xử hoặc giám đốc thẩm , tái thẩm và thậm chí ngay cả xét xử phúc thẩm nếu trong trường hợp cần thiết có thể có hội thẩm tham gia như chúng ta đã biết để phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 103 Hiến pháp: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. vì thế nguyên tắc này cần phải đổi lại thành “Việc xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” để phù hợp

với hiến pháp 2013 ngoài ra “khi xét xử Hội Thẩm Ngang quyền với thẩm phán” thì thực sự vẫn chưa thỏa đáng lắm . như chúng ta đã biết tại phiên tòa

khi xét hỏi thì thẩm phán là người được quyền hỏi trước . tại vì sao đã ngang quyền thì tại vì sao chỉ quy định hội thẩm nhân dân phải hỏi sau thẩm phán (Điều 207 BLTTHS 2003) biết là việc hỏi trước của thẩm phán là vì tránh việc hội thẩm nhân dân xét hỏi đi lang mang không vào trọng tâm của vụ án nhưng dù sao đi nữa thì quy định tại điều 207 đã làm cho hội thẩm nhân dân kém quyền hơn thẩm phán . Tuy nhiên khi nghị án thì chỉ có thẩm phán và hội thẩm mới có quyền nghị án ( Điều 222 BLTTHS 2003) như chúng ta đã biết số lượng hội thẩm nhân dân luôn luôn đông hơn thẩm phán vì thế số phiếu biểu quyết sẽ cao hơn mà theo quy định của Điều 222 thì thẩm phán lại là người biểu quyết sau đây là điểm khiến thẩm phán kém quyền hơn hội thẩm nhân dân . Vì Vậy để nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm tham gia như quy định tại điều 15 thì cần phải thay đổi để cho quyền của hội thẩm nhân dân và thẩm phán ngang nhau . để như vậy thì số lượng hội thẩm và thẩm phán trong hội đồng xét xử phải bằng nhau . Nếu trường hợp biểu quyết có số phiếu ngang nhau thì sẽ theo ý kiến của chủ tọa phiên tòa và tất nhiên chủ tọa phiên tòa sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình

- Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân

theo pháp luật:

nguyên tắc này được quy định tại điều 16 trong bộ luật tố tụng hình sự 2003 “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” cần phải được sửa lại “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.” Sửa để phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập khi áp dụng nguyên tắc này .Theo các quy định của Luật Tổ chức Toà án nhân dân,

Thẩm phán và Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án hoặc Phó Chánh án. Như vậy, Thẩm phán và Hội thẩm trở thành người tiến hành tố tụng và làm nhiệm vụ xét xử vụ án nào đó trên cơ sở một quyết định (bằng văn bản hoặc bằng miệng) của một trong số cán bộ lãnh đạo Toà án. Sau khi được phân công thụ lý hồ sơ vụ án thì quan hệ giữa Thẩm phán, Hội thẩm với lãnh đạo Toà án chỉ là mối quan hệ hành chính chứ không phải là mối quan hệ tố tụng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mối quan hệ hành chính đó lại chi phối hoạt động của Thẩm phán, Hội thẩm, hạn chế hoặc làm mất đi tính độc lập của Thẩm phán hay Hội thẩm khi tham gia xét xử. Trong một số trường hợp, vì nhiều lý do nên lãnh đạo Toà án đã can thiệp sâu vào công việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nên yêu cầu báo cáo, thỉnh thị hoặc thậm chí chỉ đạo những người tiến hành tố tụng xét xử theo ý chí của mình . trong thực tiễn có không ít trường hợp, các bản án, quyết định của Toà án cấp dưới đúng pháp luật, nhưng vẫn bị kháng cáo, kháng nghị lên Toà án cấp trên và các bản án, quyết định này đã bị sửa, huỷ theo ý chí hay sự đánh giá chủ quan. Trong những trường hợp này, người đã có có quyết định hoặc bản án bị cải sửa, huỷ(vượt quá tỷ lệ cho phép) sẽ bị khiển trách, kiểm điểm một cách vô lý. Điều này đã tác động đến tâm lý của Thẩm phán, Hội thẩm khi xét xử và tới lượt mình, Thẩm phán, Hội thẩm không được độc lập giải quyết vụ án theo suy nghĩ của mình mà phải “uốn” theo ý kiến của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác.

Để thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này, và để góp phần nâng cao hiệu quả công tác xét xử cần phải có một số giải pháp sau đây :

Thứ nhất : tăng cường và đổi mới công tác đào tạo nguồn Thẩm phán

và hội thẩm . Theo đó, cần đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo hướng tới mục tiêu Thẩm phán phải vững vàng về chuyên môn, giỏi về kỹ năng Chỉ khi Thẩm phán và hội thẩm có một trình độ chuyên môn cao với cái

tâm trong sáng, tôn trọng sự công bằng, thì họ mới không bị chi phối bởi những suy nghĩ lệch lạc hoặc những tác động bên ngoài mang tính chất vụ lợi cá nhân.

Thứ hai : để các Thẩm phán, Hội thẩm độc lập khi xét xử cần bỏ cơ

chế thỉnh thị, cơ chế duyệt án (trừ việc trao đổi nghiệp vụ giữa các cấp toà với nhau) như nó đã và đang tồn tại ở một số Toà án địa phương hiện nay. Xoá bỏ cơ chế thỉnh thị, cơ chế duyệt án sẽ tạo điều kiện để các Thẩm phán và Hội thẩm đề cao trách nhiệm cá nhân, dám làm dám chịu, buộc các Thẩm phán và hội thẩm phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình, tránh sự ỷ lại vào cán bộ lãnh đạo cấp trên.

Thứ ba : tăng cường công tác giám sát của các cơ quan Nhà nước, tổ

chức xã hội, của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Thẩm phán. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tập trung làm tốt công tác giám sát, động viên nhân dân phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xét xử của Toà án, qua đó, kiến nghị việc khắc phục, sửa chữa. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về hoạt động xét xử

Thứ Tư : cần nghiên cứu, sửa đổi một cách tổng thể chế độ, chính sách

đãi ngộ cho Thẩm phán và hội thẩm. Nhà nước phải đảm bảo về đời sống vất chất “cần đủ” cho đội ngũ Thẩm phán và Hội Thẩm suốt đời để tăng “sức đề kháng” trước cám dỗ vật chất. Mặt khác, Nhà nước cần quy định chế độ bảo đảm an ninh đối cơ quan Toà án, Thẩm phán , hội thẩm và gia đình họ trong trường hợp thi hành công vụ.

2.4.1.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩmnhân dân trong các giai đoạn tố tụng hình sự: nhân dân trong các giai đoạn tố tụng hình sự:

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 49 - 52)