Nhưng đề xuất kiến nghị tại tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 65 - 69)

- Giai Đoạn Nghị Á n:

2.4.2.5 Nhưng đề xuất kiến nghị tại tỉnh Quảng Trị

- Cần quan tâm hơn nữa để công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng xét xử cho Hội thẩm nhân dân. Bảo đảm chế độ chính sách phù hợp, bảo đảm hoạt động có hiệu quả của Hội thẩm. Có như vậy, việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân mới thực sự thể hiện tính dân chủ trong hoạt động xét xử của Toà án mới thực hiện được nguyên tắc "khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật".

- Căn cứ điều 20 của quy chế tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQLT- TAND tối cao- BNV- UBTWMTTQVN ngày 05/12/2005 của Toà án nhân dân tối cao- Bộ nội vụ- Ban thường trực Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định "Sáu tháng 1 lần, Trưởng đoàn- Đoàn Hội thẩm tổ chức cuộc họp của đoàn hội thẩm để đánh giá kết quả công tác của Hội thẩm, hoạt động của Đoàn Hội thẩm hoặc giải quyết các vấn đề khác có liên quan và gửi báo cáo cho Chánh án Toà án nhân dân, Thường trực HĐND và Ban thường trực UBMTTQ Việt Nam cùng cấp. Khi cần thiết Trưởng đoàn Đoàn hội thẩm có thể triệu tập họp đoàn Hội thẩm đột xuất". Để tạo điều kiện cho Hội thẩm hoàn thành tốt nhiệm vụ đã nêu trên đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí về điều kiện vật chất để Hội thẩm nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ xét xử.

- Căn cứ điều 41 Lụât tổ chức Toà án nhân dân 2002 quy định "Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho Hội thẩm làm nhiệm vụ xét xử". Do vậy đề nghị các cơ quan, tổ chức xã hội, các đoàn thể có người được bầu làm Hội thẩm Toà án nhân dân cần quan tâm tạo điều kiện về thời gian, phương tiện , cơ sở vật chất để Hội thẩm nhân dân tỉnh Quảng Trị hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã giao phó./.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, việc xây dựng một nền tư pháp mạnh mẽ, công bằng, dân chủ là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Trong nền tư pháp đó, không thể thiếu được những người đại diện cho nhân dân - Hội thẩm tham gia vào việc xét xử.

Hoạt động xét xử là hoạt động đặc thù. Những yếu tố đặc thù này đó chi phối các quy định pháp luật về Hội thẩm nhân dân. Từ đó, nội dung của pháp luật về Hội thẩm nhân dân phải điều chỉnh tổng thể về quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử. Với nội dung như vậy, pháp luật về Hội thẩm nhân dân là phương tiện để thể chế hoá quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về công tác xét xử; xây dựng và phát triển đội ngũ Hội thẩm nhân dân; đảm bảo các quyền tự do cơ bản của con người cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự liên quan đến việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân; nâng cao chất lượng và hiệu quả xét xử của Toà án và để nhân dân ngày càng có điều kiện kiểm tra, giám sát, hoạt động của các cơ quan Nhà nước, đồng thời góp phần tạo nên sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật về hội thẩm nhân dân ở nước ta cho thấy pháp luật về Hội thẩm nhân dân đã có những bước phát triển, đáp ứng những yêu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động xét xử ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác xét xử những năm qua, pháp luật về Hội thẩm nhân dân cũng bộc lộ những vướng mắc, bất cập làm cản trở, hạn chế hiệu quả hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân như: sự chưa thống nhất và đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp luật về Hội thẩm nhân dân; các quy định pháp luật về Hội thẩm nhân dân còn thiếu, chưa đầy đủ những quy định cần thiết hoặc tuy có

nhưng đó trở nên lạc hậu, không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội đó thay đổi, còn tản mạn trong nhiều văn bản quy phạm khác nhau...Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan và vì vậy là yêu cầu cấp thiết cho việc hoàn thiện pháp luật về Hội thẩm nhân dân nhằm tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho hoạt động của Hội thẩm nhân dân.

Hoàn thiện pháp luật về Hội thẩm nhân dân là vấn đề quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội thẩm nhân dân, góp phần đảm bảo các quyền con người, quyền công dân. Việc hoàn thiện pháp luật về Hội thẩm nhân dân phải được đặt trong những yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của dân, do dân, vì dân; sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng cường hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp ở của nước ta.

Việc hoàn thiện pháp luật về Hội thẩm nhân dân phải quán triệt các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về nâng cao hiệu quả xét xử của Toà án; tổng kết thực tiễn xét xử; pháp điển hoá các quy định còn phù hợp, tiến bộ, tiếp thu cử chọn lọc kinh nghiệm của các nước; thể hiện rõ quan điểm cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, tăng cường sự tham gia của nhân dân và các tổ chức xã hội, đặc biệt là Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật về Hội thẩm nhân dân. Vì thế, việc hoàn thiện pháp luật về hội thẩm nhân dân còn phải dựa trên các tiêu chí về nội dung và hình thức.

Các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về Hội thẩm nhân dân không chỉ dừng lại ở việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về Hội thẩm nhân dân, xây dựng ban hành Luật về Hội thẩm nhân dân mà còn bao hàm cả việc bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp luật. Việc hoàn thiện pháp luật về Hội thẩm nhân dân

còn cần đảm bảo tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Hội thẩm nhân dân, huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp, giám sát hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân.

Cùng với việc hoàn thiện pháp luật về Hội thẩm nhân dân, cần đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch; tăng cường năng lực cho các cơ quan, đội ngũ cán bộ, đại biểu Quốc hội trong việc xây dựng và ban hành các văn bản luật về Hội thẩm nhân dân. Đồng thời, cần nâng cao trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ Hội thẩm nhân dân trước các yêu cầu, nhiệm vụ được giao; tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả xét xử của Hội thẩm nhân dân và kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân.

Một phần của tài liệu quy định về hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự (Trang 65 - 69)