- Giai Đoạn Nghị Á n:
2.4.2.2. Vấn đề kiêm nhiệm và chuyên nghiệp trong hoạt động xét xử của hội thẩm nhân dân
xử của hội thẩm nhân dân
Tình trạng một số Hội thẩm không đảm bảo đúng kế hoạch tham gia xét xử nên dẫn đến việc một số Hội thẩm khác bị chọn đưa vào thay thế (để đảm bảo đúng kế hoạch xét xử, hạn chế án tồn đọng hoặc phải hoãn phiên
tòa) đã gây ra sự bất bình trong dư luận. Những Hội thẩm bị chọn đưa vào thay thế này chắc chắn là sẽ không kịp nghiên cứu hồ sơ hoặc nghiên cứu hồ sơ không được kỹ nên phần nào cũng hạn chế khi đưa ra ý kiến, do vậy thường là đồng ý theo ý kiến của thành viên khác trong Hội đồng xét xử, nhất là theo ý kiến của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Chính từ nguyên nhân này nên mọi người, trong đó có cả Thẩm phán cho rằng “việc tham gia xét xử của Hội thẩm chỉ là hình thức mặc dù họ vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình”[25]
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do phần lớn Hội thẩm nhân dân là cán bộ đương chức nên việc tham gia vào công tác xét xử gặp nhiều khó khăn. Với chế định Hội thẩm tiến hành việc tố tụng tại Tòa án thì việc xét xử ở đây có tính bán chuyên nghiệp. Nếu coi xử án là hoạt động nghề nghiệp đặc biệt liên quan đến sinh mệnh con người, đến các quyền nhân thân và vật chất quan trọng của cá nhân và tổ chức thì có nên tiếp tục duy trì sự kiêm nhiệm trong xử án hay không? Bởi vì theo cơ cấu nhân sự hiện nay, cán bộ đương chức kiêm nhiệm chiếm tỷ lệ trên 50% khi được mời tham gia xét xử. Điều này có nghĩa, các Hội thẩm vừa phải sắp xếp lịch công việc đương nhiệm của mình lại vừa phải đảm bảo các hoạt động xét xử như đã được phân công. Do vậy, Hội thẩm kiêm chức có rất ít thời gian nghiên cứu hồ sơ (chưa nói không phải lúc nào đến Tòa án cũng đã có hồ sơ ngay để đọc) và không ít trường hợp Hội thẩm bị quá tải dẫn đến không đảm bảo một trong hai nhiệm vụ trên, làm cho nhiều phiên tòa phải hoãn hoặc có sự thay đổi đã làm ảnh hưởng đến hoạt động, công tác chuyên môn. Nhiều Hội thẩm do bận công việc nên không có thời gian nghiên cứu hồ sơ, do đó, trước ngày xét xử những vị Hội thẩm này mới vội vã đến Tòa án mở hồ sơ và nghiên cứu chừng nửa tiếng đồng hồ. Còn đối với Hội thẩm đã nghỉ hưu thì phần lớn sức khỏe bị hạn chế. Do có nhiều thời gian nên họ thường được Tòa án mời tham gia xét xử nhiều,
dẫn đến việc nghiên cứu hồ sơ cũng không kỹ, chất lượng khi tham gia xét xử cũng không cao. Mặt khác, do các phiên tòa thường hay bị hoãn với nhiều lý do khác nhau nên Hội thẩm khi đã sắp xếp công việc ở đơn vị mình để tham gia xét xử lại phải ra về, từ đó làm giảm đi tinh thần trách nhiệm, tạo sự thiếu nhiệt tình cho các phiên tòa tiếp theo.
Giải quyết vấn đề kiêm nhiệm và chuyên nghiệp trong hoạt động của Hội thẩm nhân dân bằng cách tăng hoặc dành hẳn một lượng thời gian cụ thể cho Hội thẩm nhân dân để nghiên cứu hồ sơ vụ án và ngồi xét xử; bằng các khóa huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, bằng cách tiến hành các cuộc họp để quyết định vấn đề phát sinh trong công tác của tổ chức Hội thẩm. Nghĩa là từng bước đưa hoạt động xét xử của Hội thẩm lên trình độ chuyên nghiệp chứ không phải là chuyên nghiệp hóa tổ chức Hội thẩm. Việc nghiên cứu hồ sơ là một trong những yêu cầu quan trọng đảm bảo cho việc tham gia xét xử đạt được chất lượng tốt (bên cạnh sự đánh giá chứng cứ tại phiên tòa), vì vậy Tòa án nên tạo điều kiện cho Hội thẩm có được một bộ sao hồ sơ. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã cho phép Luật sư được ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án để phục vụ cho công việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng được tốt. Như vậy, nếu Hội thẩm cũng có một bộ sao hồ sơ thì vấn đề nghiên cứu hồ sơ của Hội thẩm sẽ được nâng cao; Hội thẩm có nhiều thời gian để nghiên cứu, có thể nghiên cứu tại đơn vị công tác, ở nhà và tại phiên tòa xét xử Hội thẩm cũng chủ động hơn trong quá trình xét hỏi, khi cần kiểm tra, đối chứng các chứng cứ có trong hồ sơ và các chứng cứ mới có tại phiên tòa. Mặt khác, Tòa án phải tạo điều kiện tối đa trong khả năng có thể để Hội thẩm hoàn thành nhiệm vụ, phải thường xuyên chú ý quan tâm tới Hội thẩm để điều chỉnh những bất cập trong thực tế khi Hội thẩm tham gia xét xử; coi Hội thẩm là bộ phận không thể tách rời của Tòa án, có như vậy sự phối hợp trong quá trình tiến hành tố tụng mới đạt được hiệu quả cao.