3.1 Thực trạng chiến lược kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam
3.1.1 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, có trên 131.300 doanh nghiệp chính thức hoạt động tại Việt Nam tính đến cuối năm 2008 thuộc nhiều loạt hình doanh nghiệp: số lượng doanh nghiệp nhà nước là 3700 (chiếm 2 , 8 % ) , số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 123.392 doanh nghiệp (chiếm 9 4 % ) , số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4220 doanh nghiệp (chiếm 3,2%). (Tổng cục thống kê - Thực trạng doanh nghiệp Việt N a m qua kết quả điểu tra 2001 - 2009). Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây đã đạt được một sự tăng trường đáng kể. Nen kinh tế Việt N a m đã xuất hiện nhịng tập đoàn kinh tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực với doanh thu lớn, lợi nhuận cao, và tốc độ tăng trưởng ổn định.
Vào tháng 11/2007, báo điện tử Vietnamnet kết họp v ớ i Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng Tóp 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu ( V N R 5 0 0 ) theo m ô hình của Fortune 500. Đơn vị tổ chức mong muốn sẽ duy trì một bảng xếp hạng doanh nghiệp có uy tín của Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Hàng năm, thông qua số liệu điều tra về doanh nghiệp trên toàn quốc của Tổng cục Thống kê như : Tổng tài sản, doanh thu, l ợ i nhuận, tốc độ tăng trường, số lao động., kết họp với điều tra của Vietnam Report và số liệu cung cấp từ các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được đánh giá, xếp hạng thông qua các tiêu chí được công bố công khai, đảm bảo tính qua khoa học, khách quan độc lập. Đây là một động thái tích cực thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới nhịng chuẩn mực quốc tế trong
đánh giá quy m ô và tầm cỡ của một doanh nghiệp. Điều đó chúng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang vươn ra thị trường thế giới và khang định
ví tVtp n n m ì n h
Bàng 3.1: Bảng xếp hạng VNR500 - 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2009 (tóp 10)