Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hà tây (Trang 109 - 112)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo cân đối các nguồn vốn đầu tƣ thích đáng cho nông nghiệp, nông thôn. Thực tế những năm qua, nguồn vốn đầu tƣ cho nông nghiệp chƣa thực sự tƣơng xứng so với sự đóng góp của kinh tế nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân. Vốn đầu tƣ nói chung còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm và mất cân đối, chƣa hợp lý giữa các ngành, vùng, còn có những biểu hiện "xin, cho", thậm chí là ban phát. Vì vậy, kiến nghị với Chính phủ cần nâng tỷ trọng đầu tƣ vào lĩnh vực này, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng một cách thiết thực, chất lƣợng để

100

ngƣời nông dân đƣợc thụ hƣởng, tạo điều kiện về giao thông, điện, nƣớc cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Cùng với các chính sách thúc đẩy hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì một vấn đề Chính phủ cần phải tập trung giải quyết đó là vấn đề ngƣời dân mất đất nông nghiệp. Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt đối với quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhƣng khó khăn lớn hiện nay là diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, để nhƣờng cho các khu công nghiệp, khu đô thị và giao thông. Chính phủ cần rà soát và điều chỉnh các chính sách hiện hành để tạo điều kiện thuận lợi cho lao động thuần nông có thể tự chuyển dần sang công nghiệp, dịch vụ ngay từ trƣớc khi thu hồi đất.

- Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các thể chế luật pháp, nhất là luật đất đai, các chính sách về các giao dịch tài chính. Hiện có tới 50% hộ dân chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc chƣa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ảnh hƣởng trực tiếp đến vay vốn ngân hàng. Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng sớm khắc phục, rút ngắn qui trình, thủ tục, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức. Đồng thời đổi mới và cải cách các thủ tục công chứng, giao dịch bảo đảm nhằm rút ngắn thời gian, để cho việc vay vốn đƣợc kịp thời.

- Đẩy mạnh chính sách khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp. Sản xuất kinh doanh của HSX thƣờng xuyên gặp rủi ro vì chƣa có bảo hiểm đi kèm nên nếu có sự biến động lớn về giá cả, thị trƣờng tiêu thụ, thiên tai, dịch bệnh... thì khả năng trả nợ ngân hàng của ngƣời dân cũng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Trong các biện pháp hỗ trợ, cách làm thông qua các chƣơng trình bảo hiểm vừa bảo vệ đƣợc nông dân, vừa phát huy tính chủ động của họ và giảm đƣợc chi phí bao cấp từ ngân sách. Tuy nhiên, do lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều rủi ro nên các doanh nghiệp bảo

101

hiểm thƣờng bị lỗ, mặt khác nông dân gặp khó khăn về tài chính khi mua bảo hiểm. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ trong chỉ đạo, định hƣớng hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra bán bảo hiểm có trợ giá của Chính phủ. Khi xảy ra tổn thất, Chính phủ cần đóng góp một phần hoặc toàn bộ chi phí bồi thƣờng cho phần vƣợt quá trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Có nhƣ vậy mới khuyến khích các loại hình sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp phát triển.

- Chỉ đạo các các cơ quan chuyên môn nghiên cứu đƣa ra các quy chế tạo lập quan hệ hợp tác, liên kết, liên doanh "Hộ nông dân - Nhà đầu tƣ - Nhà khoa học - Doanh nghiệp - Nhà nƣớc", theo đó Chính phủ cần thực hiện:

Có chủ trƣơng cụ thể chỉ đạo các bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện các chính sách hỗ trợ có hiệu quả về giống cây trồng, vật nuôi và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo ổn định, tránh gây thiệt hại cho hộ nông dân. Cần có chiến lƣợc và chính sách thị trƣờng và thƣơng mại nông sản hàng hóa; điều chỉnh chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu phù hợp với Hiệp định Nông nghiệp. Hiệp định cho phép hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời sản xuất (nông dân), tuy nhiên, để việc hỗ trợ này phù hợp với những điều đã cam kết với WTO, phải xây dựng thành các "Chƣơng trình phát triển" với tiêu chí rõ ràng. Trong thời gian trƣớc mắt, Nhà nƣớc cần tiếp tục kéo dài gói hỗ trợ lãi suất, mở rộng đối tƣợng cũng nhƣ mức cho vay hỗ trợ;

Chỉ đạo các cơ quan chức năng trong quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Theo đó đảm bảo các doanh nghiệp phải làm tốt vao trò bình ổn giá cả, thu mua thành phẩm và bán thành phẩm của hộ nông dân đồng thời cung cấp nguyên liệu đầu vào và máy móc thiết bị với giá cả hợp lý, mang tính hỗ trợ cao, khuyến khích, tạo điều kiện cho hộ nông dân trực tiếp mua và bán sản phẩm, hàng hóa;

102

Chính phủ chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu về khoa học công nghệ trên lĩnh vực nông - lâm nghiệp có trách nhiệm giúp địa phƣơng quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp ngắn và dài hạn. Có các chƣơng trình nghiên cứu và ứng dụng KH&CN cho mỗi địa phƣơng về cấy giống, con giống, ứng dụng công nghệ sinh học mới vào sản xuất với mục đích hỗ trợ kỹ thuật phục vụ hộ nông dân trong phát triển trồng trọt, chăn nuôi; trong kiểm soát chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp theo các tiêu chuẩn của đối tác;

Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tƣ của nƣớc ngoài. Nông nghiệp là khu vực kém hấp dẫn đầu tƣ, đến nay nông nghiệp nƣớc ta chỉ thu hút khoảng từ 3-5% vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài. Ngoài ra, Chính phủ cần tăng cƣờng thực hiện các cơ chế tạo thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế đầu tƣ vốn cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm và ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiệp cận nguồn vốn ngân hàng và tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hà tây (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)