Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hà tây (Trang 47 - 50)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn là phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp so sánh.

Phép duy vật biện chứng với tƣ cách là phƣơng pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn. Nó là sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phƣơng pháp biện chứng. Mỗi nguyên lý của phép biện chứng duy vật đều đƣợc xây dựng trên lập trƣờng duy vật, thừa nhận vật chất là cái có trƣớc sản sinh ra ý thức và quyết định ý thức. Phép biện chứng duy vật đã khái quát từ hiện thực khách quan những quy luật vận động và phát triển chung nhất, tạo nên những nguyên lý, những quy luật, những phạm trù, phản ánh quy luật vận động và phát triển chung nhất của thế giới.

Khi đánh giá các mối quan hệ, làm các công tác dự báo và kiểm tra các giả thiết từ học thuyết kinh tế, các nhà nghiên cứu thƣờng sử dụng số liệu theo dạng chuỗi thời gian, các sự kiện quan sát đƣợc sắp xếp theo trình tự thời gian để nghiên cứu các biến số kinh tế. Phƣơng pháp này đòi hỏi phải có quan điểm khách quan, trung thực, xem xét sự vật một cách toàn diện, mang tính hệ thống. Xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế trong mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau trong trạng thái phát triển không ngừng, trong tiến trình đó sự tích lũy những biến đổi về lƣợng sẽ dẫn đến những biến đối về chất.

Để thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp sau:

2.1.1. Phương pháp thống kê mô tả

Nhiệm vụ của thống kê là thu thập, phân tích, suy luận hoặc giải thích, và biểu diễn các số liệu. Trên cơ sở này thống kê đƣa ra những dự báo từ việc

38

phân tích số liệu. Thống kê đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, trong nghiên cứu con ngƣời, trong công tác điều hành quản lý của Chính phủ, trong kinh doanh...

Thống kê mô tả là bƣớc đầu tiên của thống kê, có mục đích thu thập và hệ thống hoá số liệu dƣới dạng sơ đồ, bảng biểu.

Trong luận văn, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập số liệu về: Tình hình hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây gồm các chỉ tiêu: số lƣợng nhân viên, tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, vốn huy động, dƣ nợ cho vay, nợ xấu;

Tình hình hoạt động cho vay thông qua những báo cáo hàng năm của chi nhánh gửi lên hội sở.

Sau khi thu thập, các số liệu này đƣợc hệ thống hóa dƣới dạng các bảng biểu. Nguồn số liệu đƣợc lấy từ các báo cáo hàng năm, báo cáo công tác tín dụng của NHHTX Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây từ 2011 - 2014.

2.1.2. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp số liệu là công cụ quan trọng trong nghiên cứu và quản lý, đƣợc vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi công trình nghiên cứu tiếp cận theo những giác độ nhất định, là những cơ sở, tiền đề đặc biệt quan trọng để phát triển nhằm hoàn thành những mục tiêu nghiên cứu.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phƣơng pháp phong phú có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định; phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến nguồn lực, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống.

Theo hƣớng phân tích đối tƣợng nghiên cứu đƣợc tách ra thành nhiều yếu tố cấu thành, các nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự biến động của đối tƣợng

39

cũng đƣợc chia ra làm nhiều nguyên nhân nhỏ hơn nhằm tạo khả năng nghiên cứu một cách sâu sắc và chi tiết đối tƣợng. Do việc phân tích thành các nhân tố nhƣ trên ta có thể khảo sát và biết đƣợc nhân tố nổi trội tác động đến đối tƣợng cần nghiên cứu. Mức độ chi tiết của việc nghiên cứu phân tích nhân tố phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích thống kê và khả năng thực tế của sự phân tích nhân tố. Không phải lúc nào cũng phân tích một cách chi tiết vì trong nhiều trƣờng hợp điều đó không thể thực hiện và nếu thực hiện đƣợc thì có nhiều khả năng làm nhiễu các quyết định khác.

Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái khái quát. Từ những kết quả phân tích từng mặt, phải tổng hợp lại để tìm ra bản chất, rút ra kết luận của những thay đổi ảnh hƣởng đến giá trị các nhân tố.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp số liệu thống kê dựa trên cơ sở các số liệu hiện tại của ngân hàng, thực hiện phân chia dƣ nợ, nguồn vốn tại thời điểm 31/12 giai đoạn 2011 - 2014 theo các tiêu chí để đánh giá tình hình kinh doanh và so sánh tăng giảm tuyệt đối, tƣơng đối giữa các thời kì.

Phƣơng pháp này đơn giản, dễ làm do có các phần mềm hỗ trợ trong việc tính toán, vẽ đồ thị giúp tiết kiệm chi phí và thời gian. Tuy nhiên cũng hạn chế về số liệu làm ảnh hƣởng đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay và tính hiệu quả của nó.

2.1.3. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành đƣợc cần xác định số liệu gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.

Trong luận văn, tác giả đã so sánh các chỉ tiêu hoạt động của NHHTX Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây (nguồn vốn, sử dụng vốn, kết quả kinh doanh…). Số liệu so sánh của năm 2012 so với 2011, năm 2013 so với 2012,

40

năm 2014 so với năm 2013. Kết quả so sánh đƣợc biểu hiện dƣới dạng số tƣơng đối để thấy đƣợc sự thay đổi, sự biến động của các chỉ tiêu này qua các thời điểm.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hà tây (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)