CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Kiến nghị
4.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến để nhanh chóng tiếp cận với công nghệ hiện đại, quản trị và dịch vụ ngân hàng mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng đồng thời sớm xây dựng hệ thống dự phòng dữ liệu, hoàn thiện hệ thống an ninh mạng và từng bƣớc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.
104
- Tham gia thị trƣờng thẻ tín dụng, triển khai tổ chức thanh toán liên ngân hàng để tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí, tạo cơ sở cho các bƣớc phát triển hội nhập với các TCTD trong và ngoài nƣớc.
- Tăng cƣờng và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tìm kiếm hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, dịch vụ cho hệ thống; sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, an toàn.
- Đề nghị NHHTX Việt Nam nới rộng hạn mức cho vay ngoài hệ thống đối với Chi nhánh Hà Tây, tạo điều kiện cho hoạt động phát triển cho vay HSX. Mặc dù chi nhánh đã đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các QTDCS thành viên và vẫn còn thừa nguồn vốn ngắn hạn gửi NHNN. Vì vậy, việc tăng hạn mức cho vay ngoài hệ thống với chi nhánh một mặt thúc đẩy hoạt động phát triển cho vay, phát huy hơn nữa hiệu hoạt động huy động vốn.
- Cần có chiến lƣợc đồng bộ, khả thi để cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô đối với hộ nghèo và HSX, coi đây là lợi thế cạnh tranh của mình so với các TCTD khác. Đây cũng là điểm dễ thu hút đƣợc sự quan tâm trợ giúp của các nhà tài tợ quốc tế.
- Từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu NHHTX Việt Nam thông qua việc tạo lập trang web, tạo dựng “slogan” làm kim chỉ nam hành động cho toàn hệ thống.
- Đề nghị NHHTX Việt Nam cho phép Chi nhánh Hà Tây mở rộng thêm mạng lƣới giao dịch trên địa bàn các huyện ngoại thành bằng cách thành lập thêm các phòng giao dịch mới để tăng thị phần huy động vốn và phát triển cho vay. Việc mở thêm các phòng giao dịch đi đôi với việc tuyển dụng nguồn nhân lực.
105
KẾT LUẬN
Qua quá trình hoạt động, đến nay Ngân hàng Hợp tác xã Việt nam - Chi nhánh Hà Tây bƣớc đầu đã làm tốt vai trò điều hoà vốn, liên kết phát triển, đảm bảo an toàn hệ thống và là chỗ dựa quan trọng cho các QTDCS thành viên. Mặt khác, chi nhánh đã đạt đƣợc những kết quả khả quan trong việc hỗ trợ vốn cho hộ sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thời gian tới, trƣớc yêu cầu phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng Hợp tác xã Việt nam - Chi nhánh Hà Tây cần tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt đƣợc, tăng cƣờng huy động và cung ứng có hiêu quả vốn cho thị trƣờng nông thôn, đặc biệt chú trọng phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất, góp phần cùng với toàn ngành ngân hàng thúc đẩy thị trƣờng tín dụng nông thôn phát triển.
Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đề tài “Phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây” đã làm rõ những nội dung sau đây:
- Hệ thống hoá những cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng thƣơng mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây .
106
- Từ phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây, luận văn đề xuất giải pháp phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, học hỏi, song do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong muốn nhận đƣợc sự tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo cùng bạn bè, đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Học viện Ngân hàng, 2003. Giáo trình Ngân hàng Trung ương. Hà Nội: NXB Thống kê.
2. Học viện Tài chính, 2005. Giáo trình Lý thuyết tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính.
3. Học viện Tài chính, 2005. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại.
Hà Nội: NXB Tài chính.
4. Học viện Ngân hàng, 2010. Giáo trình Kinh tế tiền tệ ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê.
5. NHHTX Việt Nam, 2013. Quyết định số 152/2013/QĐ-NHHT ngày 01/07/2013 về việc ban hàng quy chế cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đối với khách hàng. Hà Nội.
6. NHHTX Việt Nam, 2013. Công văn số 25/CV-NHHT ngày 01/07/2013 hướng dẫn quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình cho vay, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Hà Nội.
7. NHHT – Chi nhánh Hà Tây, 2011-2014. Báo cáo tổng kết năm các năm 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội.
8. NHHTX Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây, 2011-2014. Báo cáo tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Hà Tây. Hà Nội.
9. Quốc hội, 2010. Luật NHNN Việt Nam. Hà Nội 10. Quốc hội, 2010. Luật các TCTD. Hà Nội.
11. Phạm Thanh Trang, 2004. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với Hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Ninh Giang. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Trƣờng Đại học Thăng Long, 2009. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài Chính.
108
Website
13. Lê Đức Quang, 2010. Giải pháp mở rộng cung tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Nam.
<http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/3404/2/Tomtat.pdf>
14. Đặng Thị Hoài Thanh, 2005. Thực trạng cho vay hộ sản xuất và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo và PTNT Huyện Thanh Trì.
<http://myweb.pro.vn/tailieu/thamkhao/luan-van-thuc-trang-cho-vay-ho- san-xuat-va-mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-hieu-qua-cho-vay-ho-san- xuat-tai-chi-nhanh-4603/>
15. Huỳnh Công Nguyên, 2013. Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại tại NHNN và PTNT - Chi nhánh Tỉnh Gia Lai.
http://tailieuso.udn.vn/bitstream/TTHL_125/4744/3/Tomtat.pdf 16. Hoàng Thủy Yến, 2014. “Bức tranh” nợ xấu giai đoạn 2011 - 2013
<http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/buc- tranh-no-xau-giai-doan-2011-2013-39689.html>
17. Đào Thị Lan Hƣơng, 2015. Mục tiêu đƣa nợ xấu về dƣới 3% vào cuối năm 2015 - Liệu có khả thi?
<http://tapchi.hvnh.edu.vn/upload/5744/20150507/Dao%20Lan%20Huon g%203.2015.pdf>