Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hà tây (Trang 36 - 41)

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất

1.2.3.1. Tốc độ tăng trưởng hộ sản xuất có quan hệ vay vốn

Tốc độ tăng trƣởng khách hàng là hộ sản xuất đƣợc tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô khách hàng kỳ hiện tại so với quy mô khách hàng kỳ trƣớc chia cho quy mô khách hàng kỳ trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng khách hàng là hộ sản xuất đƣợc thể hiện bằng đơn vị %, cụ thể nhƣ sau:

27 Tốc độ tăng trƣởng khách hàng là HSX = HSXnăm t - HSXnăm t-1 x 100% HSXnăm t-1

Chỉ tiêu này phản ánh sự gia tăng về số hộ sản xuất của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao chứng tỏ tốc độ tăng trƣởng càng nhanh, cho thấy khả năng thu hút khách hàng là hộ sản xuất của ngân hàng trong từng giai đoạn.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu về doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ cho vay hộ sản xuất

- Chỉ tiêu doanh số cho vay hộ sản xuất

Doanh số cho vay hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền ngân hàng cho hộ sản xuất vay trong thời kỳ nhất định thƣờng là một năm.

Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay hộ sản xuất và tốc độ tăng trƣởng tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng. Nếu nhƣ các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng càng đƣợc mở rộng và ngƣợc lại.

Từ chỉ tiêu doanh số cho vay hộ sản xuất trong kỳ có thể tính thêm hai chỉ tiêu sau để đánh giá phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng.

Tỷ trọng doanh số cho vay hộ sản xuất là tỷ lệ phần trăm doanh số cho vay hộ sản xuất trên tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong một năm, đƣợc thể hiện qua công thức:

Tỷ trọng

DSCV HSX =

Doanh số cho vay HSX

x 100% Tổng doanh số cho vay

Chi tiêu này cho biết doanh số của hoạt động cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Khi tỷ trọng cho vay hộ sản xuất tăng lên qua các năm, chứng tỏ hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng đang phát triển.

Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số cho vay hộ sản xuất: đƣợc tính bằng cách lấy chênh lệch giữa doanh số cho vay kỳ hiện tại so với doanh số cho vay kỳ

28

trƣớc chia cho doanh số cho vay kỳ trƣớc. Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số cho vay hộ sản xuất đƣợc thể hiện bằng đơn vị %.

Tỷ lệ tăng trƣởng

DSCV HSX =

DSCV HSXnăm t – DSCV HSXnăm t-1

x 100% DSCV HSXnăm t-1

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay hộ sản xuất, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại chỉ tiêu thấp chứng tỏ ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả.

- Chỉ tiêu doanh số thu nợ hộ sản xuất

Doanh số thu nợ hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền ngân hàng thu hồi từ khoản vay hộ sản xuất trong thời kỳ nhất định thƣờng là một năm.

- Chỉ tiêu dƣ nợ cho vay hộ sản xuất

Dƣ nợ cho vay hộ sản xuất phản ánh tổng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối kỳ kinh doanh. Tổng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất bao gồm tổng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dƣ nợ thấp chứng tỏ khả năng phát triển hoạt động của ngân hàng chƣa cao hoặc các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng chƣa đƣợc sự hƣởng ứng của khách hàng và không thu hút đƣợc khách hàng. Tuy nhiên tổng dƣ nợ cao chƣa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trƣởng nóng của hoạt động tín dụng, vƣợt quá khả năng về vốn cũng nhƣ khả năng kiểm soát rủi ro của hệ thống, hoặc mức dƣ nợ cao, hoặc tốc độ tăng trƣởng nhanh do mức lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trƣờng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm.

29

- Tỷ trọng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất: là tỷ lệ phần trăm dƣ nợ cho vay hộ sản xuất trên tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, đƣợc thể hiện qua công thức:

Tỷ trọng dƣ nợ

cho vay HSX =

Dƣ nợ cho vay HSX

x 100% Tổng dƣ nợ cho vay

Thông qua chỉ tiêu này, biết đƣợc dƣ nợ cho vay hộ sản xuất của ngân hàng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dƣ nợ cho vay tại một thời điểm. Tỷ trọng này càng cao thể hiện chính sách ƣu tiên của ngân hàng đối với thành phần kinh tế hộ sản xuất.

- Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất: đƣợc tính bằng cách lấy chênh lệch giữa dƣ nợ cho vay kỳ hiện tại so với dƣ nợ cho vay kỳ trƣớc chia cho dƣ nợ cho vay kỳ trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất đƣợc thể hiện bằng đơn vị %. Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay HSX = Dƣ nợ HSXnăm t – Dƣ nợ HSXnăm t-1 x 100% Dƣ nợ HSXnăm t-1

Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất thể hiện việc phát triển cho vay nhanh hay chậm.

Nếu tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ đối với hộ sản xuất >1: dƣ nợ cho vay đối với hộ sản xuất của ngân hàng có sự tăng trƣởng. Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh cho vay hộ sản xuất ngày càng phát triển;

Nếu tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ đối với hộ sản xuất <1: phản ánh quy mô cho vay đối với hộ sản xuất năm sau thu hẹp so với năm trƣớc, điều đó chứng tỏ ngân hàng đã có sự lựa chọn và sàng lọc khách hàng, đối tƣợng mục tiêu của ngân hàng không dừng lại ở đối tƣợng là hộ sản xuất;

Nếu tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ đối với hộ sản xuất = 1: phản ánh quy mô cho vay đối với hộ sản xuất năm sau không đổi.

30

1.2.3.3. Các chỉ tiêu về chất lượng cho vay hộ sản xuất

Chất lƣợng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng là chất lƣợng của các khoản cho vay hộ sản xuất của ngân hàng. Các khoản cho vay có chất lƣợng khi vốn vay đƣợc hộ sản xuất sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, tạo ra số tiền lớn hơn, thông qua đó ngân hàng thu hồi đƣợc gốc và lãi, còn hộ sản xuất có thể trả đƣợc nợ, bù đắp chi phí và thu đƣợc lợi nhuận. Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế vừa tạo ra hiệu quả xã hội.

Các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng cho vay hộ sản xuất, bao gồm: - Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH)

Tỷ lệ NQH = Dƣ NQH HSX x 100%

Tổng dƣ nợ cho vay HSX

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi đã quá hạn. Nói cách khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không đƣợc phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ. Các khoản nợ quá hạn bao gồm: nợ cần chú ý; nợ dƣới tiêu chuẩn; nợ nghi ngờ; nợ có khả năng mất vốn.

Nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động của các tổ chức tính dụng, vì một lý do nào đó mà khách hàng chƣa thể trả nợ vay cho ngân hàng khi đến hạn.

Thông thƣờng các ngân hàng luôn cố gắng đảm bảo tỷ lệ này ở một mức thấp nhất, nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì thu nhập ròng của ngân hàng sẽ bị sụt giảm, việc phát triển hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế, đồng thời kéo theo khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ gặp khó khăn.

- Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Dƣ nợ xấu HSX x 100% Tổng dƣ nợ cho vay HSX

31

Hộ sản xuất không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn;

Tình hình tài chính của hộ sản xuất đang và có chiều hƣớng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi đƣợc cả gốc lẫn lãi;

Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) đƣợc đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi;

Thông thƣờng về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày. Các khoản nợ xấu bao gồm: nợ dƣới tiêu chuẩn; nợ nghi ngờ; nợ có khả năng mất vốn.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hà tây (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)