CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng
3.2.3. Quy trình cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam– Ch
mà đối tƣợng phục vụ chủ yếu là cho vay HSX. Cho vay HSX có xu hƣớng tăng, năm 2012 tăng 11,97% so với năm 2011, năm 2013 tăng 70,18% so với năm 2012. Tính đến 31/12/2014 cho vay HSX đạt 203.344 triệu đồng tăng 41,15% so với năm 2013 và chiếm 55,10% trong tổng dƣ nợ ngoài hệ thống. Cho vay TCKT, cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do quy mô nguồn vốn hạn hẹp và chiến lƣợc phát triển của chi nhánh tập trung cho vay địa bàn nông nghiệp nông thôn.
3.2.3. Quy trình cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam– Chi nhánh Hà Tây Chi nhánh Hà Tây
Quy trình cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Sau khi trao đổi với khách hàng về nhu cầu vay vốn, CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp các loại giấy tờ gồm: đơn xin vay, chứng minh thƣ, sổ hộ khẩu (bản công chứng), bảng lƣơng (nếu cho vay tín chấp), bìa đỏ ( nếu cho vay có tài sản đảm bảo), giấy phép đăng kí kinh doanh, các loại giấy tờ phản ánh phƣơng án vay vốn;
CBTD nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn do khách hàng cung cấp;
Thẩm định cho vay: CBTD cùng cán bộ Phòng Kiểm tra nội bộ đến thẩm định trực tiếp nơi ở của khách hàng, nếu có tài sản đảm bảo sẽ đến thẩm định tài sản bất động sản làm tài sản đảm bảo. Sau khi thẩm định, cán bộ kiểm tra nội bộ định giá tài sản đảm bảo. CBTD xác định phƣơng thức cho vay, khả năng nguồn vốn, lãi suất cho vay, số tiền xin vay, thời hạn cho vay. Sau đó,
66
CBTD chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn cho Trƣởng phòng Kinh doanh để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, lấy thông tin từ Trung tâm CIC và ra quyết định cho vay;
Nếu khoản vay trên 500 triệu đồng thì Giám đốc Chi nhánh là ngƣời chịu trách nhiệm quyết định cho vay;
Sau khi ra quyết định cho vay, khách hàng và chi nhánh tiến hành ký hợp đồng tín dụng. CBTD soạn thảo hợp đồng tín dụng trình Trƣởng phòng Kinh doanh (hoặc Giám đốc) kiểm soát và ký duyệt cho vay;
Hồ sơ vay vốn đƣợc ký duyệt, CBTD chuyển cho Kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán, thanh toán, chuyển Thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng;
Sau 20 - 30 ngày kể từ ngày giải ngân, CBTD chuyên quản cùng cán bộ Kiểm tra nội bộ tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay để giám sát ngƣời vay đã sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết. Các lần kiểm tra sau tùy thuộc vào thực tế hoạt động sản xuất của từng khách hàng;
CBTD theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, nếu gần đến ngày phải trả nợ mà khách hàng chƣa đến, CBTD sẽ thông báo, đôn đốc khách hàng;
Gia hạn nợ: khi đến hạn trả nợ nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan, CBTD sẽ căn cứ hồ sơ, chứng từ và văn bản xin gia hạn, tiến hành kiểm tra thực tế. Sau đó trình lên Giám đốc cho gia hạn theo quy định hiện hành;
Xử lý quá hạn: quá ngày đến hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả đƣợc và không đƣợc ngân hàng chấp nhận cho gia hạn thi CBTD chuyển toàn bộ dƣ nợ gốc thực tế còn lại sang nợ quá hạn;
Thanh lý hợp đồng: khi khách hàng trả hết nợ, CBTD làm thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo cho khách hàng.
Ví dụ cho vay đối với hộ sản xuất
Ngày 11/08/2014, anh Nguyễn Văn Kiên là giáo viên Trƣờng Trung học cơ sở Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Nội có đến gặp cán bộ tín dụng trao đổi
67
về nhu cầu vay vốn kinh doanh hàng tạp hóa. Sau khi trao đổi một số thông tin, CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp một số giấy tờ:
Chứng minh thƣ nhân dân của anh Nguyễn Văn Kiên và vợ là Nguyễn Thị Khánh, sổ hộ khẩu (bản phô tô);
Quyết định về việc nâng phụ cấp thâm niên vƣợt khung cho công chức, viên chức ngành giáo dục của anh Nguyễn Văn Kiên;
Bảng tính lƣơng và phụ cấp tháng 07/2014 (bản chính có dấu của thủ trƣởng đơn vị);
Đơn xin vay và cam kết trả nợ (có chữ kí của anh Kiên, chị Nguyễn Thị Khánh, Hiệu trƣởng và Ban chấp hàng công đoàn của Trƣờng Trung học cơ sở Đồng Quang);
Hiện tại gia đình anh Nguyễn Văn Kiên có mở cửa hàng tạp hóa các loại, CBTD yêu cầu anh Kiên cung cấp một số hóa đơn đầu vào.
Sau khi kiểm tra các giấy do anh Kiên cung cấp, CBTD đến trƣờng và nơi thƣờng trú của anh Kiên để chứng thực và xác định nguồn trả nợ của anh Kiên. Đồng thời CBTD tra thông tin khách hàng trên trung tâm thông tin tín dụng CIC để xác định thông tin quan hệ tín dụng của anh Kiên với các tổ chức tín dụng khác.
Ngày 13/08/2014, CBTD lập tờ trình thẩm định cùng hồ sơ vay vốn của anh Kiên trình Trƣởng phòng xem xét và phê duyệt cho vay.
Ngày 14/08/2014, CBTD soạn thảo Hợp đồng tín dụng số VL3190005 với số tiền vay: 150.000.000 đồng, thời hạn xin vay: 60 tháng, phƣơng thức cho vay từng lần, lãi suất cho vay có điều chỉnh: 10%/năm. CBTD chuyển kế toán hạnh toán và chuyển thủ quỹ để tiến hàng giải ngân.
3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất
- Tốc độ tăng trƣởng hộ sản xuất
68
số hộ sản xuất có quan hệ vay vốn với ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2014. Tốc độ tăng trƣởng hộ sản xuất đều tăng qua các năm, chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng là hộ sản xuất của chi nhánh có hiệu quả.
- Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ hộ sản xuất Qua bảng 3.5, chi nhánh sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá khả năng cho vay hộ sản xuất, đánh giá tình hình nghiên cứu kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ tăng trƣờng doanh số cho vay và doanh số thu nợ hộ sản xuất luôn ở mức cao, chứng tỏ hoạt động của ngân hàng ổn định và có hiệu quả.
- Tỷ trọng doanh số cho vay và thu nợ hộ sản xuất
Chỉ tiêu này cho thấy doanh số cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay của chi nhánh trong 1 năm. Bảng số liệu 3.5 cho thấy, tại thời điểm 31/12/2014 doanh số cho vay hộ sản xuất của chi nhánh chiếm 50,39% trong tổng doanh số cho vay, chứng tỏ chi nhánh có những chính sách ƣu tiên cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và vốn tín dụng quay vòng nhanh, hoạt động cho vay có hiệu quả và rủi ro tín dụng thấp hơn.
Bên cạnh đó, doanh số cho vay của toàn hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tính đến ngày 31/12/2014 là 12.637.157 triệu đồng trong đó doanh số cho vay hộ sản xuất là 4.154.792 triệu đồng chiếm 32,88%. Trong khi doanh số cho vay hộ sản xuất của chi nhánh chiếm 50,39% trong tổng doanh số cho vay. Điều này cho thấy, chi nhánh Hà Tây là một trong những chi nhánh của NHHTX Việt Nam áp dụng có hiệu quả những chính sách cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói chung và hộ sản xuất nói riêng.
- Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất
Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay hộ sản xuất đƣợc thể hiện trong bảng 3.7, qua số liệu tính toán đƣợc, chi nhánh đánh giá việc phát triển cho vay HSX nhanh hay chậm. Trong giai đoạn 2011 – 2014, cho vay HSX đều tăng
69
qua các năm, năm sau nhiều hơn năm trƣớc. Cho thấy việc áp dụng những chính sách tín dụng của chi nhánh có hiệu quả.
Tại thời điểm 31/12/2014, dƣ nợ cho vay hộ sản xuất của toàn Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đạt 2.664.668 triệu đồng, trong đó chi nhánh Hà Tây chiếm 7,63% ( 203.344/2.664.668*100% ). Cho vay hộ sản xuất của chi nhánh Hà Tây luôn đứng trong tốp đầu trong 27 chi nhánh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, chứng tỏ chi nhánh đã làm tốt công tác phát triển cho vay hộ sản xuất.
- Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 3.8: Nợ quá hạn tại NHHTX Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Đợn vị: % Năm 2011 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Tổng dƣ nợ 506.719 376.299 477.940 510.649 Dƣ nợ HSX 75.604 84.654 144.066 203.344 Nợ quá hạn 15.445 14.296 3.584 13.617 Nợ quá hạn HSX 1.179 1.422 2.795 3.517 Tỷ lệ NQH 3,05 3,80 0,75 2,67 Tỷ lệ NQH HSX 1,56 1,68 1,94 1,73
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của NHHT – Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2011 - 2014)
Bảng 3.9: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng
Đơn vị: %
Năm 2011 2012 2013 2014
Tỷ lệ 3.07 4.08 3.61 3.88
70
Qua bảng 3.8 ta thấy nợ quá hạn của NHHT – Chi nhánh Hà Tây tƣơng đối thấp so với tỷ lệ bình quân chung của toàn ngành ngân hàng (bảng 3.9). Năm 2011, 2012 tỷ lệ nợ quá hạn toàn chi nhánh lần lƣợt là 3,05%, 3,8%. Nợ quá hạn phát sinh chủ yếu ở nhóm cho vay trong hệ thống. Năm 2009 QTDCS Phƣơng Tú, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội lâm vào tình trạng phá sản do cán bộ tại quỹ này câu kết với nhau lập hồ sơ khống dẫn đến thâm hụt ngân quỹ. Tại thời điểm đó, QTDCS Phƣơng Tú vay Chi nhánh Hà Tây 8.800 triệu đồng. Do đó nợ quá hạn toàn chi nhánh tăng vƣợt bậc. Năm 2013 tỷ lệ NQH giảm đáng kể chỉ còn 0,75% giảm 80,26% so với năm 2012. Lý do chủ yếu do năm 2013 chuyển đổi thành NHHTX Việt Nam, việc đôn đốc thu hồi nợ quá hạn đƣợc siết chặt, số NQH của QTDCS Phƣơng Tú thu hồi đạt kết quả tốt. Tuy nhiên sau khi chuyển đồi thành NHHTX Việt nam, phát triển cho vay ngoài hệ thống dẫn đến NQH tăng lên, cụ thể tính đến 31/12/2014 con số này là 2,67%. Nợ quá hạn ngoài hệ thống chủ yếu phát sinh ở nhóm cho vay cá nhân tiêu dùng và cho vay TCKT. Có thể nói hoạt động cho vay không thể tránh đƣợc rủi ro, tuy tỷ lệ NQH vẫn duy trì ở mức thấp, song thời gian qua tỷ lệ NQH của chi nhánh có xu hƣớng tăng. Vì vậy chi nhánh cần phải nâng cao chất lƣợng tín dụng để giảm thiểu nhóm nợ này.
Tỷ lệ NQH HSX tăng hàng năm chủ yếu là nợ quá hạn trung và dài hạn, tồn tại ở nhóm khách hàng cho vay mua xe ô tô. Phần lớn các khoản NQH do khách hàng chậm trả. Khách hàng cho vay mua xe ô tô theo phƣơng thức trả lãi hàng tháng, trả gốc hàng quý nên nhiều khách hàng làm ăn trên địa bàn hoạt động quá xa chi nhánh (nhƣ một số hộ ở Ba Vì, Sơn Tây...) nên không trả gốc và lãi kịp thời.
Nhìn chung dƣ nợ cho vay HSX tại NHHT – Chi nhánh Hà Tây có bƣớc tăng trƣởng cao, chất lƣợng cho vay tốt, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn luôn duy trì mức dƣới 2%. Tuy nhiên, phƣơng thức cho vay còn nghèo nàn và
71
nghiệp vụ tín dụng còn đơn điệu nên hoạt động phát triển cho vay ngoài hệ thống nói chung và cho vay HSX nói riêng còn nhiều bất cập.