Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam–

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hà tây (Trang 58 - 66)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam–

Nam – Chi nhánh Hà Tây

Những biến động lớn của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã ảnh hƣởng không nhỏ đến các tổ chức kinh tế, trong đó không ngoại trừ NHHTX Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây. Mặc dù còn nhiều khó khăn do năng lực tài chính yếu, thƣơng hiệu kém, sự cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn, nhƣng trong thời gian qua chi nhánh đã hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đƣợc giao. Chi nhánh Hà Tây đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể, sát sao trong công tác tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn kịp thời cho các QTDCS thành viên, đồng thời tăng

49

cƣờng phát triển hoạt động cho vay ngoài hệ thống, phát triển địa bàn cũng nhƣ không ngừng nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, xây dựng chính sách khách hàng, chính sách lãi suất phù hợp, kịp thời điều chỉnh lãi suất cho vay theo lãi suất thị trƣờng, hoàn thiện qui trình tín dụng; đổi mới tác phong phục vụ… từng bƣớc nâng cao uy tín, sức cạnh tranh và thƣơng hiệu của chi nhánh.

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong hai hoạt động chính của NHHTX Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây. Huy động vốn tác động trực tiếp tới qui mô và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Trong những năm qua, Chi nhánh Hà Tây rất quan tâm đến công tác huy động vốn, đặc biệt chú trọng đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc thực hiện đa dạng các hình thức, biện pháp, các kênh huy động từ các quỹ tín dụng cơ sở cho tới tiền gửi tiết kiệm dân cƣ và các tổ chức kinh tế.

Bảng 3.1: Huy động vốn tại NHHTX Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

Đợn vị: triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Tăng giảm so với năm 2011 Số tiền Tăng giảm so với năm 2012 Số tiền Tăng giảm so với năm 2013 Tổng nguồn vốn 602.310 1.146.617 + 90,37 1.446.244 +26,13 1.939.268 +34,09 1. Vốn huy động 464.769 991.705 +113,38 1.319.817 +33,09 1.817.192 +37,69 Trong đó: - Tiền gửi DC, TCKT 189.743 226.604 +19,43 261.547 +15,42 280.875 +7,39 Tỷ trọng 40,83 22,85 19,82 15,46 - Tiền gửi QTDCS 275.026 765.101 +178,19 1.058.270 +38,32 1.536.314 +45,17 Tỷ trọng 59,17 77,15 80,18 84,54 2. Vốn vay 87.165 102.465 +17,55 84.465 -17,57 80.865 -4,26 3. Vốn khác 50.376 52.445 +4,11 41.962 -19,99 41.211 -1,79

50

Từ bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động khá nhanh, năm 2012 đạt 1.146.617 triệu đồng tăng 90,37% so với năm 2011, năm 2013 đạt 1.446.244 triệu đồng tăng 26,13% so với năm 2012, năm 2014 đạt 1.939.268 triệu đồng tăng 34,09% so với năm 2013. Nguồn vốn chủ yếu từ vốn huy động, chứng tỏ NHHTX Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây chủ động đƣợc về vốn. Nguồn vốn vay thấp, có xu hƣớng giảm dần, tính đến 31/12/2014 vốn vay chiếm 4,17% (80.865/1.939.268 x 100%) trong tổng nguồn của chi nhánh.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn là thực tế những năm gần đây diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, nguồn vốn của chi nhánh vẫn liên tục tăng là kết quả tổng hợp của việc nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ, phát triển sản phẩm, nâng cao nghiệp vụ cũng nhƣ phong cách giao dịch văn minh, linh hoạt của cán bộ ngân hàng.

Nguồn vốn huy động tăng đều các năm, năm 2013 tăng 33,09% so với năm 2012, năm 2014 tăng 37,69% so với năm 2013, đặc biệt năm 2012 tăng 113,38% so với năm 2011. Giai đoạn 2011 – 2012 vốn huy động tăng mạnh, trong đó tiền gửi từ QTDCS chiếm tỷ trọng lớn. Tính đến 31/12/2014 tiền gửi từ QTDCS đạt 1.536.317 chiếm 84,54% tổng nguồn vốn huy động, chứng tỏ hoạt động của các QTDCS đang trên đà phát triển, có đƣợc lòng tin từ ngƣời dân, bên cạnh đó cũng cho thấy tiền nhàn rỗi ở cụm nông thôn đang đƣợc các QTDCS khai thác mạnh mẽ. Ở các vùng nông thôn, các ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tín dụng còn ít, sự cạnh tranh không nhiều, tạo thuận lợi cho các QTDCS phát triển.

Tiền gửi từ dân cƣ, TCKT giảm dần, do trụ sở và các PGD của chi nhánh năm trên địa bàn thành phố, nơi tập trung nhiều các tổ chức kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt. Do đó việc huy động từ dân cƣ, TCKT gặp nhiều khó khăn.

51

3.1.3.2. Hoạt động cho vay

Bảng 3.2: Cho vay tại NHHTX Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Số tiền Số tiền Tăng giảm so với năm 2011 Số tiền Tăng giảm so với năm 2012 Số tiền Tăng giảm so với năm 2013 I. Theo đối tƣợng 506.719 376.299 -25,74 477.940 +27,01 510.649 +6,84 Tỷ trọng 100 100 100 100 1. Trong hệ thống 351.350 234.051 -33,39 241.315 +3,10 141.615 -41,32 Tỷ trọng 69,34 62,20 50,49 27,73 2. Ngoài hệ thống 155.369 142.248 -8,45 236.625 +66,35 369.034 +55,96 Tỷ trọng 30,66 37,80 49,51 72,27 II. Theo thời gian 506.719 376.299 -25,74 477.940 +27,01 510.649 +6,84 Tỷ trọng 100 100 100 100 1. Ngắn hạn 471.948 320.260 -32,14 336.834 +5,17 226.215 -67,16 Tỷ trọng 93,14 85,11 70,48 44,30 2. Trung, dài hạn 34.771 56.039 +61,17 141.106 +151,80 284.434 +101,57 Tỷ trọng 6,86 14,89 29,52 55,70

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của NHHT – Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2011 – 2014)

NHHTX Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây sử dụng nguồn vốn huy động chủ yếu vào hoạt động cho vay, đến 31/12/2014, dƣ nợ cho vay đạt 510.649 triệu đồng.

So với tốc độ tăng trƣởng huy động, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ thấp hơn. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã tăng cƣờng tính chủ động trong hoạt động sử dụng vốn của mình. Trƣớc đây nguồn vốn cho vay chủ yếu từ nguồn vay NHHTX Việt Nam, đến nay hoạt động huy động vốn đã đáp ứng đƣợc phần lớn nguồn vốn vay của chi nhánh.

52

- Đối với cho vay theo đối tƣợng, cho vay trong hệ thống QTDCS chiếm tỷ trọng lớn, năm 2011 chiếm 69,34% tổng dƣ nợ, năm 2012, 2013, 2014 con số này lần lƣợt là 62,2%, 50,49%, 27,73%. Thị phần cho vay trong hệ thống QTDCS có xu hƣớng chững lại trong khi cho vay ngoài hệ thống có xu hƣớng tăng lên, cụ thể nhƣ năm 2013 đạt 236.625 triệu đồng tăng 66,35% so với năm 2012, năm 2014 đạt 369.034 triệu đồng tăng 55,96% so với năm 2013.

- Cho vay theo thời gian, NHHTX Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây chủ yếu cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dƣ nợ năm 2011, 2012, 2013, 2014 lần lƣợt là 93,14%, 85,11%, 70,48%, 44,30%. Đây là nét đặc thù trong hoạt động của NHHTX Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây. Hệ thống NHHTX Việt Nam nói chung và NHHTX Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây nói riêng ra đời muộn, nguồn vốn chƣa ổn định, cho vay ngắn hạn giúp cho nguồn vốn quay vòng nhanh đồng thời rủi ro cho vay thấp. Bên cạnh đó, đối tƣợng cho vay chủ yếu là các ngành nghề, dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp nông thôn nên phát sinh nhu cầu vay ngắn hạn là chính. Một số nguồn vốn cho vay trung, dài hạn nhƣ nguồn vốn AFI, ADB chủ yếu giải ngân cho các dự án trồng rừng thông qua các QTDCS thành viên. Do các nguồn vốn này hạn hẹp nên tỷ trọng cho vay trung, dài hạn cũng hạn chế.

Tuy nhiên, từ khi chuyển đổi lên NHHTX Việt Nam, chi nhánh phát triển hoạt động cho vay ngoài hệ thống do đó cho vay trung và dài hạn cũng tăng theo. Năm 2012 đạt 56.039 triệu đồng tăng 61,17% so với năm 2013, năm 2013 đạt 141.106 triệu đồng tăng 151,8% so với năm 2012 và năm 2014 đạt 284.434 triệu đồng tăng 101,57% so với năm 2013.

Để hoạt động cho vay có hiệu quả, các TCTD nói chung và NHHTX Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây nói riêng luôn chú trọng đến chất lƣợng của hoạt động cho vay, chất lƣợng hoạt động cho vay quyết định đến sự sống còn của chi nhánh, vì doanh thu chủ yếu của chi nhánh là từ hoạt động cho vay. Tuy NHHTX Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây hoạt động với chức năng, nhiệm

53

vụ chủ yếu là đầu mối hỗ trợ cho các QTDCS thành viên. Song chi nhánh phải tự bù đắp chi phí hoạt động nên lợi nhuận kinh doanh cũng rất quan trọng.

3.1.3.3. Hoạt động khác

Hệ thống NHHTX Việt Nam nói chung và NHHTX Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây nói riêng tuổi đời còn non trẻ, đang từng bƣớc tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng nhƣ: đẩy mạnh nghiệp vụ đồng tài trợ; tham gia các công ty thẻ để phát hành thẻ; mở rộng mạng lƣới chuyển tiền tới từng QTDCS… và triển khai thực hiện các nghiệp vụ khác NHNN cho phép.

- Hoạt động thanh toán

Thời gian qua, chi nhánh đã triển khai thực hiện tốt công tác thanh toán điện tử, mở tài khoản cá nhân, triển khai khảo sát nhu cầu thanh toán qua tài khoản của các QTDCS để trình hội sở NHHTX Việt Nam, xây dựng phần mềm, chuẩn bị kỹ thuật phát triển dịch vụ thanh toàn trong toàn hệ thống NHHTX. Hoạt động thanh toán trong nƣớc đã có nhiều thay đổi đáng kể. Chi nhánh thƣờng xuyên cử cán bộ đi học tập các lớp về thanh toán điện tử do NHHTX Việt Nam và NHNN tổ chức. Do đƣợc nối mạng trực tuyến tới các chi nhánh trong toàn hệ thống, nên đến nay việc thanh toán chuyển tiền cho khách hàng trong cùng hệ thống đƣợc thực hiện ngay lập tức. Thời gian đƣợc rút ngắn tối đa và vẫn đảm bảo an toàn. Vì hoạt động thanh toán chuyển tiền của chi nhánh không đƣợc phát triển nhƣ các ngân hàng thƣơng mại, doanh thu từ thanh toán chuyển tiền rất thấp mặc dù đã có sự tăng trƣởng. Năm 2011 doanh thu từ hoạt động thanh toán là 28,53 triệu đồng. Đến năm 2012, 2013 doanh thu từ họat động thanh toán của chi nhánh là 46.25 triệu đồng và 52 triệu đồng. Cho đến cuối năm 2014 doanh thu tăng đáng kể đạt 79,86 triệu đồng. Nhiệm vụ trƣớc mắt là phải hiện đại và phát triển các dịch vụ thanh toán chuyển tiền để góp phần nâng cao uy tín, thu hút thêm nhiều khách hàng đến với NHHTX - Chi nhánh Hà Tây.

- Hoạt động tƣ vấn, chăm sóc thành viên

Ngay từ những ngày đầu thành lập, công tác tƣ vấn, chăm sóc thành viên luôn đƣợc chi nhánh chú trọng, coi là nhiệm vụ hàng đầu thể hiện tính liên kết

54

hệ thống. Ngoài tƣ vấn trực tiếp, NHHTX Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây thƣờng xuyên kết hợp với hội sở NHHTX Việt Nam và Hiệp hội QTDND tổ chức các cuộc hội thảo, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các QTDCS thành viên. Đến nay 100% các QTDCS thành viên có quan hệ về vốn với chi nhánh. Qua công tác này, chi nhánh đã từng bƣớc phát triển các hình thức quan hệ, tiếp cận thành viên để tăng cƣờng liên kết hệ thống, đẩy mạnh công tác điều hoà vốn, hỗ trợ dịch vụ, tạo sự phát triển an toàn, bền vững cho toàn hệ thống.

3.1.3.4. Kết quả kinh doanh

Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh tại NHHTX Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

Đơn vị: triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Tăng giảm so với năm 2011 Số tiền Tăng giảm so với năm 2012 Số tiền Tăng giảm so với năm 2013 1. Thu nhập 101.499 115.498 +13,79 130.113 +12,65 131.683 +1,21 - TN từ hoạt động tín dụng 101.038 113.208 +12,04 127.892 +12,97 131.088 +2,50 - TN phí từ hoạt động TD 129 65 -49,61 59 -9,23 73 +23,73 - Thu nhập khác 332 2.225 +570,18 2.162 -2,83 522 -75,86 2. Chi phí 90.229 101.321 +12,29 110.757 +9,31 114.015 +2,94 - CP hoạt động TD 74.694 77.974 +4,39 94.542 +21,25 97.952 +3,61 - CP hoạt động dịch vụ 4.107 5.209 +26,83 1.229 -76,41 515 -58,10 - CP nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 9 8 -11,11 22 +175,00 21 -4,55

- CP cho nhân viên 5.664 10.342 +82,59 8.756 -15,34 8.320 -4,98

- CP cho hoạt động quản lý và công cụ 1.956 2.577 +31,75 2.571 -0,23 2.652 +3,15 - Chi về tài sản 1.570 2.091 +33,18 2.209 +5,64 2.397 +8,51 - CP dự phòng 2.229 3.120 +39,97 1.428 -54,23 2.158 +51,12 3. Kết quả kinh doanh 11.270 14.177 +25,79 19.356 +36,53 17.668 -8,72

55

Từ số liệu bảng 3.3 ta thấy: thu nhập trong giai đoạn 2011 - 2014 đều tăng, năm 2012 đạt 115.498 triệu đồng, tăng 13,79% so với năm 2011, năm 2013 đạt 130.113 triệu đồng, tăng 12,65% so với 2012, năm 2014 đạt 131.683 triệu đồng, tăng 1,21% so với năm 2013. Trong đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu và tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ doanh số cho vay của chi nhánh trong thời gian qua tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngƣời dân trên địa bàn cũng đạt kết quả khả quan nên đã tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Với kết quả đó, doanh số thu nợ cũng tăng liên tục qua từng năm. Chi nhánh đã dần khẳng định vị trí của mình trong hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa bàn, ngày càng chủ động trong công tác huy động vốn cũng nhƣ sử dụng vốn, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng làm cho thu nhập của ngân hàng ngày càng cao.

Cùng với sự tăng lên của thu nhập, chi phí của chi nhánh cũng có chiều hƣớng tăng lên trong giai đoạn 2011 - 2014, cụ thể: năm 2012 đạt 101.321 triệu đồng, tăng 12,29% so với năm 2011, năm 2013 đạt 101.757 triệu đồng, tăng 9,31% so với năm 2012, năm 2014 đạt 114.015 triệu đồng, tăng 2,94% so với năm 2013. Trong đó, chi phí hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, tính đến 31/12/2014, chi phí hoạt động tín dụng chiếm 85,91% (97.952/114.015 x 100%), chứng tỏ công tác huy động vốn của chi nhánh đạt kết quả tốt, việc điều chỉnh lãi suất phù hợp có lợi cho khách hàng, cùng với thái độ tận tình phục vụ đã thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng ngày càng tăng. Chi phí chi trả ngoài lãi gồm chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí nộp thuế và các khoản phí, lệ phí, chi phí cho nhân viên ... trong đó chi phí cho nhân viên chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong hai năm 2013, 2014, chi phí cho nhân viên giảm, chủ yếu do năm 2013 thực hiện chủ trƣơng chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, ngân hàng đã chi một khoản chi phí lớn cho đầu tƣ xây dựng, mua sắm tài sản, đầu tƣ hệ thống công nghệ mới nên Ngân hàng

56

Hợp tác xã Việt Nam giảm mức lƣơng cơ bản của nhân viên để bù đắp cho những chi phí trên.

Từ việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã đem lại cho chi nhánh thu nhập đáng kể trong những năm qua. Lợi nhuận có sự thay đổi: năm 2012 đạt 14.177 triệu đồng, tăng 25,79% so với năm 2011, năm 2013 đạt 19.356 triệu đồng, tăng 36,53% so với năm 2012, năm 2014 đạt 17.668 triệu đồng, giảm 8,72% so với năm 2013. Năm 2014, lợi nhuận giảm một phần do thu nhập khác giảm mạnh (75,86%), nhất là thu nhập quỹ dự phòng rủi ro, trong khi đó chi phí dự phòng tăng đáng kể (51,12%). Qua đó cho thấy, chi phí tăng nhanh hơn thu nhập dẫn đến kết quả kinh doanh giảm. Tuy nhiên, đây vẫn là kết quả khả quan trong bối cảnh mới chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tuổi đời còn trẻ, lại phải cạnh tranh với các ngân hàng có nhiều kinh nghiệm kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh hà tây (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)