1.4.3.1. Sự khác nhau giữa IBL và phương pháp dạy học truyền thống[24][26]
IBL Phương pháp truyền thống - HS là trung tâm, chủ động chiếm lĩnh tri
thức.
- GV là người cố vấn.
- HS là người hỏi và là người trả lời, GV là người lập kế hoạch.
- Nhấn mạnh nỗ lực cộng tác, kết hợp.
- Nhấn mạnh vào cách nào để tìm ra tri thức. Thông qua việc trả lời câu hỏi “làm thế nào chúng ta biết?”
-Nhấn mạnh vào việc phát triển kĩ năng và nuôi dưỡng thói quen tư duy.
- HS thụ động tiếp nhận tri thức.
-GV là trung tâm, là người cung cấp tri thức. - GV là người hỏi, HS là người trả lời. - Nhấn mạnh nỗ lực cá nhân, cạnh tranh.
- Nhấn mạnh vào kiến thức truyền đạt cho học sinh. Thông qua việc trả lời câu hỏi “chúng ta biết cái gì?”
- Không chú ý đến việc phát triển kĩ năng và nuôi dưỡng thói quen tư duy.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh tập trung vào sự phát triển kĩ năng và kiến thức. - Không những quan tâm đến thành công trong trường mà còn chuẩn bị cho quá trình sống và học tập cao hơn của HS.
- HS được học trong môi trường thoải mái kích thích hứng thú, lòng đam mê nghiên cứu. IBL tập trung vào học tập kiến thức do tự học, do kinh nghiệm và một phần từ người khác.
trung vào câu trả lời đúng.
- Quan tâm thành công của HS trong trường học phổ thông, không quan tâm đến việc giúp HS học tập tiếp để thích nghi với cuộc sống. - HS bị áp đặt, không kích thích hứng thú học tập và lòng đam mê nghiên cứu khoa học. Phương pháp dạy học truyền thống tập trung vào việc học tập kiến thức do người khác truyền lại.
Sự khác nhau thể hiện rõ nhất giữa phương pháp dạy truyền thống và mô hình IBL nói riêng và các phương pháp dạy học hiện đại nói chung, GV tự nguyện rời bỏ vị trí trung tâm của mình trong phương pháp dạy học truyền thống. Như vậy, vai trò của GV trong mô hình IBL thể hiện như thế nào?
1.4.3.2. Vai trò của GV trong mô hình IBL[29][32]
GV nêu mục đích và lên kế hoạch học tập. GV đề ra kế hoạch cho HS tích cực tham gia vào quá trình học; GV biết những kĩ năng, kiến thức và những thói quen tư duy cần thiết cho IBL; GV hiểu và lên kế hoạch để khuyến khích và làm cho HS có thể nâng cao trách nhiệm trong việc học của mình; GV bảo đảm lớp học được tập trung vào kết quả có liên quan và vận dụng được kết quả đó; chuẩn bị cho những câu hỏi mà HS có thể hỏi và chuẩn bị môi trường học với những công cụ, nguyên liệu và tài liệu liên quan đến sự tích cực của người học.
GV tạo điều kiện cho lớp học diễn ra tốt đẹp. Những kế hoạch của GV phải tập trung vào việc lập nội dung học tập; chú ý đến việc nuôi dưỡng sự phát triển thói quen tư duy. GV coi quá trình dạy giống như một quá trình học; khuyến khích cách suy nghĩ của HS bằng cách tạo ra mâu thuẫn để có nhiều câu hỏi hơn; quí trọng và động viên những câu trả lời ngay cả những câu trả lời chưa đúng, nhận thức sai vấn đề, nghiên cứu và tìm những nguyên nhân nào dẫn đến sự nhận thức lệch lạc của học sinh và hướng dẫn cho học sinh khi cần thiết. GV thường đặt những câu hỏi: Tại sao. Làm sao em biết. Dựa trên cơ sở nào mà em biết ...; yêu cầu HS nhận xét và tự đánh giá quá trình học tập của bản thân.