BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI TẦN SUẤT TÍCH LŨY

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA (IBL) VÀO DẠY CHƯƠNG “SÓNG CƠ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO HỌC SINH (Trang 77 - 82)

- Các HS thảo luận tìm ra phương án giải quyết tức là xây dựng bộ câu hỏi định hướng HS tự tìm tài liệu.

BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI TẦN SUẤT TÍCH LŨY

41 91.11% Em có tự lực hoàn

BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI TẦN SUẤT TÍCH LŨY

ĐC TN TN

Đại lượng kiểm nghiệm t được cho bởi công thức: 2 1 2 1 2 1 n n n n s x x t t + − = (6) Với ( ) ( ) 2 1 1 2 1 2 2 2 2 1 1 − + − + − = n n s n s n st (7)

Trong đó sR1R và sR2 là độ lệch chuẩn giữa các mẫu, nR R1R và nR2Rlà kích thước của các mẫu.

Giả thuyết HR0R: “Sự khác nhau giữa các giá trị trung bình giữa nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa”

Giả thuyết HR1R: “Điểm trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC là có ý nghĩa”

Thay các giá trị của x1,x2,s1,s2,n1,n2 vào công thức (5), (6) ta được bảng 3.7 Bảng 3.6. Đại lượng kiểm định t

Nhóm TN Nhóm ĐC SRt t 2 x SR2 x1 SR1 Bài 15 phút 7.30 1.36 6.56 1.62 1.50 2.36 Bài 1 tiết 7.28 0.87 6.06 1.10 0.99 5.84

Bước 2. Chọn độ tin cậy là 0.95 (với mức ý nghĩa α =0.05). Tra bảng phân phối Student tìm

α

t

Bước 3. So sánh t và tα

Kết quả với α =0.05 thì tα =1.67(kiểm định một phía)

Hai bài kiểm tra đều cho kết quả t>tα. Như vậy, giả thuyết HR0Rbị bác bỏ nghĩa là chấp nhận giả thuyết HR1Rvới mức ý ngĩa là α =0.05.

Kết luận chương 3

1. Mặc dù trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, mẫu thực nghiệm còn nhỏ nhưng dựa vào kết quả TNSP và quan sát, phân tích hoạt động của thầy và trò theo tiến trình dạy học đã biên soạn, chung tôi nhận thấy rằng mô hình IBL đã mang lại một số kết quả sau:

- HS thích ứng với mô hình IBL mặc dù đây là phương pháp dạy học hiện đại.

- Phương pháp dạy học này giúp HS có cơ hội làm quen cách học tự nghiên cứu tài liệu (tự học).

- Kiến thức mà HS nhận được là cả quá trình làm việc nghiêm túc của thầy và trò, trong đó trò chủ động nắm kiến thức, thầy không áp đặt. Điều này phát huy tính tích cực, tạo hứng thú trong học tập.

- So với lớp ĐC, HS lớp TN tham gia tích cực vào bài học hơn. Thảo luận sôi nổi, mạnh dạn thể hiện quan điểm của mình. Qua đó tinh thần đoàn kết, hợp tác với bạn nâng cao. HS hợp tác với bạn bè để hoàn thành tốt nhiệm vụ GV giao.

- Khả năng tư duy của HS được phát triển, tránh tình trạng học đối phó vì thi cử. 1. Điều kiện tổ chức dạy học theo mô hình IBL đạt hiệu quả cao:

Về nội dung dạy học: Chọn nội dung gắn liền với thực tiễn cuộc sống, chương “Sóng cơ” theo chúng tôi đã TN là phù hợp với mô hình.

Phương tiện dạy học: Ngoài phương pháp dạy học truyền thống cần phải sử dụng thêm phương tiện dạy học hiện đại giúp phát huy hết kĩ năng của HS: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tìm kiếm thông tin, ....

Trình độ giáo viên: GV phải có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng tổ chức và quản lí lớp để điều khiển hoạt động HS theo đúng tiến trình đã xây dựng.

Thái độ học sinh: phải tích cực, hợp tác với GV. Nếu HS quá thụ động hoặc không thích trình bày quan điểm cho người khác thì là trở ngại lớn đối với quá trình dạy học theo mô hình này.

Hình thức tổ chức hoạt động học tập: phù hợp nhất là tổ chức học tập nhóm tạo điều kiện cho HS mạnh dạn hơn, cộng tác cùng bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Như vậy, bước đầu việc đánh giá hiệu quả mô hình này cao hơn dạy học truyền thống. Tính tổng quát chưa cao vì chúng tôi chọn mẫu TN nhỏ. Để kết luận có tính tổng quát cao hơn đáng tin cậy hơn thì ta cần phải làm TN với mẫu lớn hơn, phổ quát hơn và thời gian TN lâu hơn.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả quá trình TNSP việc vận dụng mô hình IBL vào dạy học chương “Sóng cơ”. Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ, giả thuyết khoa học đã đề ra, bước đầu chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

a. Về mặt lí luận

Chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lí luận mô hình IBL, góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lí luận cho mô hình dạy học mới nhưng có hiệu quả trong giảng dạy Vật lí. Trên cơ sở đó xây dựng thiết kế tiến trình dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của HS.

b. Về mặt nghiên cứu ứng dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi xây dựng tiến trình dạy học theo mô hình IBL và tổ chức TNSP. Kết quả đã khẳng định giả thuyết khoa học: “Có thể thiết kế phương án dạy học các kiến thức của chương “Sóng cơ” SGK Vật Lí 12 nâng cao theo mô hình IBL đáp ứng các yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm. Đồng thời phát huy tính tích cực học tập và rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác cho HS”

Cụ thể:

- Điều tra cách học của HS, thông qua chúng tôi thấy rằng HS học tập còn bị gò bó, học vì áp lực thi cử. Kiến thức chương “Sóng cơ” thường GV thuyết trình vì cho rằng kiến thức chương này HS dễ gặp trong đời sống và tỷ lệ số câu hỏi chương trong các đề thi tốt nghiệp, đại học hoặc cao đẳng không nhiều nên dạy lướt qua.

- Dựa trên kết quả điều tra trên chúng tôi xây dựng tiến trình dạy học kiến thức chương “Sóng cơ” gồm 5 tiến trình theo mô hình IBL.

- TNSP tại trường THPT Hậu Nghĩa huyện Đức Hòa tỉnh Long An.

- Tổ chức dạy và học theo tiến trình dạy học đã đề ra tạo điều kiện thuận lợi HS trao đổi với bạn bè, GV hình thành môi trường học tập thân thiện, HS tích cực lĩnh hội kiến thức.

Kết quả TN mang lại cho thấy mô hình IBL có những lợi ích mà phương pháp truyền thống khó có thể đạt được đó là:

- Khơi dậy sự hứng thú, ham học hỏi, say mê học tập. - HS chuyển từ thế học tập bị động sang chủ động

- HS nói nhiều hơn, không là thuộc kiến thức mà là biết cách tìm ra kiến thức, rèn luyện một số kĩ năng: giải quyết vấn đề, làm việc hợp tác, tự học...

- Quan hệ thầy trò gần gũi, thân thiện hơn.

Để có được thành công như vậy thì GV phải bỏ nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị kế hoạch dạy học thật kĩ lưỡng.

3. Kiến nghị

- Để mô hình IBL đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, người GV phải chuẩn bị tốt về cơ sở lí luận, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và các nhân tố liên quan hỗ trợ xây dựng kế hoạch và điều khiển tiến trình dạy học.

- Phải nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, cụ thể: bàn ghế phải thuận lợi cho tổ chức theo dạy học nhóm. Có thể hỗ trợ thêm phương tiện nghe nhìn, bộ thí nghiệm có tính chính xác cao. Tốt nhất là xây dựng phòng bộ môn đúng qui cách.

- Số lượng HS trong lớp dưới 40 thì có thể thuận lợi hơn cho việc tổ chức thảo luận.

- Tuy nhiên không có phương pháp nào là vạn năng, cần phải vận dụng sáng tạo vào trong dạy học tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ HS để mang lại hiệu quả cao nhất.

- Cần mở rộng việc TN mô hình này rộng rãi cho nhiều đối tượng HS với nhiều trình độ khác nhau sao cho kế thừa và phát huy hiệu quả đã đạt được trong đề tài. Cũng như vận dụng mô hình này cho kiến thức khác trong chương trình Vật Lí phổ thông.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA (IBL) VÀO DẠY CHƯƠNG “SÓNG CƠ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO HỌC SINH (Trang 77 - 82)