Đánh giá mức độ tích cực và kĩ năng làm việc hợp tác của học sinh qua từng chủ đề c ụ thể

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA (IBL) VÀO DẠY CHƯƠNG “SÓNG CƠ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO HỌC SINH (Trang 67 - 68)

- Các HS thảo luận tìm ra phương án giải quyết tức là xây dựng bộ câu hỏi định hướng HS tự tìm tài liệu.

3.4.1.Đánh giá mức độ tích cực và kĩ năng làm việc hợp tác của học sinh qua từng chủ đề c ụ thể

e. Tiến trình dạy học trên lớp

3.4.1.Đánh giá mức độ tích cực và kĩ năng làm việc hợp tác của học sinh qua từng chủ đề c ụ thể

U

Cơ sở đánh giáU: thông qua kết quả việc quan sát thái độ học tập của học sinh, qua thang điểm

đánh giá của cá nhân, nhóm.

U

Kết quả

Về thái độ học tập của học sinh

Nhìn chung, học sinh ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều rất nghiêm túc trong giờ học, tuy nhiên các học sinh ở nhóm lớp đối chứng còn tỏ ra thụ động trước các câu hỏi mà giáo viên nêu ra, còn ở nhóm lớp thực nghiệm thì học sinh tỏ ra hứng thú, tích cực hơn.

Thông qua phiếu chấm điểm chéo giữa các nhóm, đánh giá mức độ tích cực:

Tên bài Số HS tham gia phát biểu Nhóm TN Nhóm ĐC Sóng cơ – Phương trình sóng 10 5 Sóng phản xạ - Sóng dừng 15 7

Giao thoa sóng 30 7

Sóng âm – Nguồn nhạc âm 40 10

Hiệu ứng Doppler 38 2

Kết quả trên cho thấy số lượng HS tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài của lớp TN luôn đông hơn lớp ĐC, điều đó cho thấy mô hình dạy học này sử dụng phù hợp và có hiệu quả trong giảng dạy. Tuy nhiên, mức độ tích cực, khả năng làm việc hợp tác thể hiện thông qua thảo luận nhóm còn

phụ thuộc vào lượng kiến thức và nội dung của từng bài. Ở bài đầu tiên của chương, do kiến thức mới và vận dụng phương pháp mới nên nhiều HS còn lúng túng, chưa mạnh dạn trình bày quan điểm của mình. Số HS tham gia phát biểu chủ yếu là các nhóm trưởng. Qua các bài sau, HS quen dần với phương pháp dạy học và nhờ có tài liệu học tập phong phú nên HS tích cực hơn trong học tập.

Mặc khác, vẫn còn một số em vẫn còn rất thụ động, chưa trình bày được quan điểm của mình.

Về thời gian

Đối với các lớp đối chứng, do GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu nên tiến trình bài học diễn ra theo đúng thời gian quy định.

Đối với các lớp thực nghiệm:

Ở bài đầu tiên, tiến trình dạy học diễn ra chậm do HS chưa quen với phương pháp mới, chuẩn bị chưa tốt nội dung ở nhà nên HS chưa mạnh dạn trình bày quan điểm của mình trước tập thể. Tiết học kết thúc khi GV chưa kịp làm bài học cho HS. Các bài tập củng cố chuyển sang bài tập về nhà. Ở bài tiếp theo, tiến trình dạy học hoàn thành theo đúng tiến độ, HS làm bài tập củng cố trước khi giờ học kết thúc.

Tóm lại, ở bài đầu tiên của chủ đề “Sóng cơ” HS còn lúng túng, chưa mạnh dạn trình bày quan điểm của mình, còn chờ GV hỏi, ít đặt câu hỏi tham gia thảo luận. Tuy nhiên, sang các bài tiếp theo của chủ đề và đặc biệt là chủ đề tiếp theo của chương số lượng HS tham gia xây dựng bài tăng lên nhưng tiến độ bài học vẫn hoàn thành theo đúng kế hoạch.

Về việc đánh giá mức độ tích cực và kĩ năng làm việc hợp tác của học sinh thông qua thang điểm đánh giá của cá nhân, nhóm

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA (IBL) VÀO DẠY CHƯƠNG “SÓNG CƠ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO HỌC SINH (Trang 67 - 68)