Về thái độ

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA (IBL) VÀO DẠY CHƯƠNG “SÓNG CƠ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO HỌC SINH (Trang 36 - 40)

- Các HS thảo luận tìm ra phương án giải quyết tức là xây dựng bộ câu hỏi định hướng HS tự tìm tài liệu.

c.Về thái độ

HS có hứng thú học vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học, có thái độ khách quan, trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong học tập; HS nỗ lực phấn đấu vì thành tích học tập của cá nhân và của nhóm, có tinh thần hợp tác.

2.2.2 Mục tiêu nâng cao theo định hướng nghiên cứu

Ngoài các mục tiêu theo chuẩn trên, mục tiêu dạy học theo định hướng nghiên cứu của đề tài cần đạt là

a. Mục tiêu trong quá trình học 1. Tìm mô hình sóng.

2. Nhận biết nhiều dạng khác nhau của phương trình sóng. 3. Bố trí thí nghiệm tạo sóng dừng trên dây đàn hồi.

4. Mô tả hình ảnh giao thoa với hai sóng tới ngược pha nhau. 5. Biết cách làm việc nhóm.

6. Biết tìm kiếm thông tin để hiểu vấn đề.

7. Hiểu thêm về ứng dụng của hiệu ứng Doppler. b. Mục tiêu sau khi học

1. Niềm say mê học tập.

2. Tạo được bầu không khí vui vẻ trong học tập, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ. 3. Ứng dụng kiến thức vào đời sống: thiết bị giảm xóc.

2.3 Cấu trúc logic chương “Sóng cơ”

Trình tự các vấn đề nghiên cứu trong chương đảm bảo tính logic, đưa vấn đề giao thoa sóng, sóng dừng lên phần sóng cơ trước khi nghiên cứu sóng âm để có thể áp dụng hai hiện tượng này vào sóng âm. Ví dụ như áp dụng hiện tượng sóng dừng trên dây để hiểu rõ hơn về âm cơ bản và họa âm, áp dụng hiện tượng sóng dừng trong ống khí để đo bước sóng của sóng âm trong bài thực hành.

Mở đầu chương, chúng ta nghiên cứu về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ, điển hình là sóng nước, sóng trên dây đàn hồi thuộc sóng ngang. Tiếp theo, khảo sát các hiện tượng đặc trưng của sóng. Theo trình tự sắp xếp kiến thức trong chương, khảo sát các hiện tượng mà mắt thường nhìn thấy được, sau đó ta nghiên cứu sóng âm thuộc sóng dọc, sóng này ta không nhìn thấy mà có thể cảm nhận bằng tai (âm thanh). Sóng âm này cũng có các đại lượng vật lí giống sóng cơ (sóng nước), ngoài ra còn có thêm các đại lượng sinh lí. Bằng phương pháp tương tự, SGK nêu lên sự tạo thành sóng dừng trong ống sáo để giải thích rõ hơn về âm cơ bản, họa âm. Cuối cùng, hiện tượng rất thường gặp trong cuộc sống nhưng rất khó nhận biết vì do sự thay đổi độ cao của âm ứng với sự biến đổi tần số nhỏ. Đó là hiệu ứng Doppler.

2.4 Thực trạng dạy học chương “Sóng cơ” ở một số trường THPT tỉnh Long An Về thực trạng dạy Về thực trạng dạy

Sóng cơ

Các đặc

trưng Các hiện tượng Phân loại

Sóng ngang

Sóng dọc

Giao thoa Nhiễu xạ

Vật lí Sinh lí Tần số Biên dộ Bước sóng … Độ cao Độ to Âm sắc … Sóng dừng Hiệu ứng doppler

a. Phương tiện dạy học: Hiện nay, công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được mở rộng ra ở mọi trường THPT. Tuy nhiên, quan niệm đổi mới phương pháp chưa được giáo viên hiểu đúng. Giáo viên cho rằng chỉ sử dụng phương tiện dạy học hiện đại là đã đổi mới phương pháp dạy học, thay phương tiện truyền thống: bảng đen và phấn trắng bằng màn chiếu và máy vi tính. Tỉ lệ GV sử dụng phương tiện truyền thống 100%, đôi khi sử dụng bài giảng điện tử (60%), câu hỏi đàm thoại (73%) trong các tiết thao giảng, đặc biệt không sử dụng phim, ảnh, hình vẽ sẳn.

Hiện tại trường cũng có phòng bộ môn nhưng không đúng qui cách, nơi đó chỉ là nơi để dụng cụ thí nghiệm nên không thể cho học sinh vào học. Mặc khác, do dụng cụ thí nghiệm nặng, khá cồng kềnh (bộ thí nghiệm giao thoa sóng nước) nên giáo viên ngại đem lên lớp học để dạy. Hơn nữa, giáo viên quan niệm kiến thức chương “sóng cơ” rất gần gũi với học sinh ở tỉnh nên không cần thí nghiệm biểu diễn, kiểm chứng thì học sinh vẫn có thể hình dung ra các hiện tượng sóng cơ.

GV không làm hết các thí nghiệm bắt buộc trong SGK, chỉ có thí nghiệm thực hành là 100% vì có lấy điểm theo qui định, tuy nhiên hiệu quả các bài thực hành không cao. Nếu có dạy giáo án điện tử thì chiếu thêm vài hình vẽ trong SGK.

b. Phương pháp dạy: Bởi quan niệm kiến thức của chương sóng cơ là kiến thức gần gũi với cuộc sống của học sinh tỉnh (94%) nên giáo viên chọn phương pháp thuyết trình (90%), GV chưa tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm hoặc tổ chức cho học sinh tự học để tự nắm kiến thức. Đối với các bài “Giao thoa sóng”, “Sóng dừng”, hay “Hiệu ứng Doppler” thì GV truyền đạt cho HS dưới dạng thông báo, một số ít GV dạy các bài này có thêm thí nghiệm biểu diễn. HS nghe và tập trung ghi chép (100%).

Về thực trạng học:

a. Mức độ đạt được mục tiêu: Do hình thức thi cử trắc nghiệm hiện nay, làm cho cả giáo viên và học sinh có những quan niệm sai lệch về mục tiêu giáo dục. GV ra đề toàn là trắc nghiệm từ kiểm tra 15 phút (70% trắc nghiệm) đến kiểm tra một tiết (100% trắc nghiệm). Giáo viên cũng chạy theo thành tích, chỉ dạy cho học sinh đáp án nào là đáp án đúng mà quên đi mục tiêu của giáo dục là phải đảm bảo cả “trí, thể và mỹ”. Học sinh cũng chỉ chú trọng vào đáp án đúng, dựa vào xác suất may rủi là chủ yếu. Học sinh học theo kiểu đối phó, kiến thức thường không sâu, không chắc và không có logic vì GV và HS chỉ chú tâm vào tìm câu trả lời đúng, không hướng dẫn HS tìm ra quan điểm sai mà chỉ hợp thức hóa kiến thức (54%) hoặc chỉ ra chỗ sai của HS nhưng không giải thích (40%), sau đó cho HS vận dụng vào bài tập. Từ đó, khả năng vận dụng kiến thức cũ để giải thích có kiến thức mới là không thể cũng như khả năng vận dụng vào thực tiễn hoặc giải các bài tập có dạng tương tự là không thể.

Do hình thức thi trắc nghiệm (100%) làm hạn chế khả năng trình bày của học sinh. Chính từ kiến thức của học sinh không chắc nên các em không lập luận được, nhìn vào cách trình bày có thể đánh giá mức độ nắm kiến thức.

b. Phương pháp học

Học sinh thường học vẹt, học những gì có trong sách giáo khoa mà quá xa rời thực tiễn. Học sinh học bài nhưng các câu hỏi “vì sao các loại xe có gắn lò xo ở phuột?...” thì không thể trả lời được. Học sinh cũng có quan sát thực tiễn nhưng quan sát không có mục đích, không phê phán nên không hiểu được bản chất của hiện tượng.

Học sinh còn chạy theo điểm số, chưa có tinh thần hợp tác trong học tập. Học sinh thường tự học (100%), học trong môi trường cô lập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính từ thực trạng trên, ta thấy HS học tập trong môi trường gò bó, không có hứng thú, học vì thi cử, gia đình nên hiệu quả học tập mang lại chưa đạt như mong muốn. Cần thiết kế phương án dạy học phát huy tính tích cực học tập và còn rèn luyện cho HS kĩ năng sống và làm việc sau này.

2.5. Thiết kế phương án dạy học theo mô hình IBL

2.5.1. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho dạy học theo mô hình IBL a. Tổ chức lại nội dung kiến thức của chương a. Tổ chức lại nội dung kiến thức của chương

Việc tổ chức lại kiến thức chương “Sóng cơ” nhằm định hướng học tập cho HS, giúp HS nhận ra mối liên kết giữa các bài trong chương.

Sự phân định giữa các bài trong chương là không cần thiết, sự phân định đó chỉ chia kiến thức phù hợp với thời gian một tiết học theo như Bộ Giáo Dục đã qui định. HS tìm hiểu sóng cơ nhìn thấy được (sóng nước, sóng trên dây đàn hồi) rồi đến sóng cơ mà mắt không nhìn thấy (sóng âm).

Căn cứ nội dung chương “Sóng cơ” trong SGK và mục đích nghiên cứu, tôi cấu trúc nội dung chương gồm hai chủ đề:

- Chủ đề 1. Sóng ngang - Chủ đề 2. Sóng dọc

Khi dạy học theo IBL sẽ giúp cho HS biết cách tìm lại tri thức bằng chính năng lực của bản thân cộng thêm sự cộng tác của bạn bè và sự định hướng của GV. Đây là chương có nhiều vấn đề khó. Theo quan điểm của SGK, các kiến thức trình bày thiên về toán học nên đòi hỏi HS phải có kiến thức toán học nhất định mới hiểu được ý nghĩa vật lí của các công thức toán. Do đó việc tổ chức lại kiến thức của chương giúp cho HS định hướng được vấn đề, biết cách suy luận từ các công thức toán ra ý nghĩa vật lí. Từ nghiên cứu sóng nước, sóng trên dây đàn hồi thuộc sóng ngang, bằng cách tương tự nghiên cứu cho sóng âm thuộc sóng dọc. Tuy nhiên, không phải đây là hai phần tách

Ảnh 1. Thí nghệm sóng dừng trên dây đàn hồi

rời hoàn toàn, mà khi học tập theo IBL, HS sẽ hiểu đầy đủ khái niệm “sóng âm” và mối liên hệ giữa chúng.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA (IBL) VÀO DẠY CHƯƠNG “SÓNG CƠ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO HỌC SINH (Trang 36 - 40)