Kết luận chương

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA (IBL) VÀO DẠY CHƯƠNG “SÓNG CƠ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO HỌC SINH (Trang 33 - 36)

- Các HS thảo luận tìm ra phương án giải quyết tức là xây dựng bộ câu hỏi định hướng HS tự tìm tài liệu.

Kết luận chương

Lợi ích của mô hình IBL không chỉ giúp HS nắm kiến thức mà còn giúp HS tìm ra kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng sống và làm việc sau này cho HS. Điều này phù hợp mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay.

Mô hình IBL rất đa dạng về hình thức học: tự học, học nhóm, semina.... làm cho HS cảm thấy thoải mái, gây hứng thú trong học tập. Mô hình dạy học này sẽ phát huy được tính tích cực và rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác cho học sinh.

Với điều kiện hiện nay ở trường phổ thông và đặc thù của môn Vật lí việc tiến hành dạy học theo mô hình IBL hoàn toàn tính có tính khả thi.

Dựa vào cấu trúc của mô hình IBL, chúng tôi nghiên cứu đề ra tiến trình dạy học theo mô hình IBL phù hợp với điều kiện hiện có ở trường phổ thông. Mô hình đề ra với mục tiêu là phát huy tính tích cực và rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác cho HS.

Trong chương tiếp theo, tôi trình bày kết quả nghiên cứu vận dụng mô hình dạy học IBL vào dạy học chương “Sóng cơ” Vật lí 12 theo hình thức học nhóm tại trường THPT Hậu Nghĩa thuộc tỉnh Long An.

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC CHƯƠNG “SÓNG CƠ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO THEO MÔ HÌNH IBL 12 NÂNG CAO THEO MÔ HÌNH IBL

2.1 Đặc điểm của chương “Sóng cơ”[9][10][21]

“Sóng cơ” là chương thứ ba sau chương “Động lực học vật rắn” và chương “Dao động cơ”. Đây là chương có nhiều vấn đề khó và liên quan đến toán học. Học sinh cần làm việc hợp tác mới ra kết quả và hiểu rõ hơn về ý nghĩa vật lí của hiện tượng. Ví dụ như lập phương trình sóng, giải thích hiện tượng giao thoa bằng lí thuyết... Các thí nghiệm của chương hầu hết là các thí nghiệm kiểm chứng, cách trình bày của sách giáo khoa tạo điều kiện phát triển năng lực tìm tòi nghiên cứu của HS. Trong chương đưa kiến thức hoàn toàn mới và lại rất khó nhận biết trong đời sống, đó là hiệu ứng Doppler. Do đó, bài này tạo cơ hội cho HS nghiên cứu để có thể nhận biết hiện tương trong thực tế. HS hợp tác cùng làm việc để xây dựng phương án thí nghiệm, cách xác định tần số âm...

Theo phân phối chương trình, chương này gồm 12 tiết: 7 tiết lí thuyết, 2 tiết thực hành, 2 tiết bài tập, 1 tiết kiểm tra. Cụ thể như sau:

Tiết Bài Nội dung

24 – 25 14 Sóng cơ. Phương trình sóng cơ 26 15 Phản xạ sóng. Sóng dừng 27 16 Giao thoa sóng

28 Bài tập

29 – 30 17 Sóng âm. Nguồn nhạc âm 31 18 Hiệu ứng Doppler

32 19 Bài tập

33 Kiểm tra 1 tiết

34 -35 20 Thực hành: Xác định tốc độ truyền âm

2.2 Mục tiêu dạy học[9][10][21] 2.2.1 Mục tiêu theo chuẩn 2.2.1 Mục tiêu theo chuẩn a. Về kiến thức

- Phát biểu được định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang là gì và cho ví dụ về các loại sóng này.

- Phát biểu được các định nghĩa: tốc độ sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.

- Nêu được định nghĩa sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm. - Nêu được định nghĩa nhạc âm, họa âm, âm cơ bản.

- Nêu được cường độ âm, mức cường độ âm là gì và đơn vị đo của mức cường độ âm. - Nêu được mối quan hệ giữa các đặc trưng sinh lí của âm với các đặc trưng vật lí của âm. - Nêu được hiện tượng giao thoa sóng là gì, điều kiện để có hiện tượng giao thoa.

- Thiết lập được công thức xác định vị trí của các điểm có biên độ dao động cực đại và các điểm dao động có biên độ cực tiểu trong miền giao thoa của hai sóng.

- Mô tả được hình dạng giao thoa đối với sóng trên mặt chất lỏng. - Nêu được đặc điểm, nguyên nhân xuất hiện của sóng dừng. - Nêu được điều kiện xuất hiện sóng dừng trên dây đàn hồi. - Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng âm.

- Nêu được hiệu ứng Doppler là gì và viết được công thức về sự biến đổi tần số của sóng âm trong hiệu ứng này.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA (IBL) VÀO DẠY CHƯƠNG “SÓNG CƠ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO HỌC SINH (Trang 33 - 36)