HS có rất nhiều kinh nghiệm (quen thuộc) với IBL (mức độ 4)

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA (IBL) VÀO DẠY CHƯƠNG “SÓNG CƠ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO HỌC SINH (Trang 29 - 30)

- Các HS thảo luận tìm ra phương án giải quyết tức là xây dựng bộ câu hỏi định hướng HS tự tìm tài liệu.

d. HS có rất nhiều kinh nghiệm (quen thuộc) với IBL (mức độ 4)

- HS tự chọn một vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong nhiều vấn đề GV đưa ra.

- Các HS thảo luận tìm ra phương án giải quyết tức là xây dựng bộ câu hỏi định hướng. - HS tự tìm tài liệu. - HS tự tìm tài liệu.

- HS tự xử lí thông tin.

- HS tự thể hiện sản phẩm cuối cùng, nhưng yêu cầu sản phẩm phải có sáng tạo và đa dạng. - GV tổ chức thảo luận và đánh giá sản phẩm.

Có thể tóm tắt vai trò chính của GV và HS trong các mức độ dạy học theo IBL như sau: Mức độ Đặt vấn đề Câu hỏi

định hướng

Tìm tài liệu Xử lí thông tin Sản phẩm cuối cùng Hoàn toàn mới GV GV GV HS HS Ít kinh nghiệm GV GV HS HS HS

Nhiều kinh nghiệm GV HS HS HS HS Rất nhiều kinh nghiệm HS HS HS HS HS

1.4.4.4. IBL gắn với phương tiện dạy học[26][30]][30][32]

Phương tiện dạy học: là các phương tiện vật chất do GV hoặc HS sử dụng dưới sự chỉ đạo của GV trong quá trình dạy học tạo ra những điều kiện cần thiết để đạt được mục đích dạy học.

Phương tiện dạy học bao gồm: phương tiện dạy học truyền thống và phương tiện dạy học hiện đại.

Theo quan điểm của lí luận dạy học, mục đích của việc sử dụng phương tiện dạy học là tạo động cơ học tập và kích thích hứng thú nhận thức; hình thành, củng cố hoặc kiểm tra kiến thức, kĩ năng; phát triển năng lực nhận thức; gây hiệu quả xúc cảm; điều khiển và hợp lí hóa quá trình nhận thức của HS; phân hóa HS.

Theo quan điểm tâm lí học, HS chỉ có thể nắm vững, sâu sắc, chính xác, bền vững và vận dụng được kiến thức mà quá trình học tập, hoạt động nhận thức được diễn ra trên nhiều bình diện khác nhau. Việc sử dụng phương tiện dạy học tạo điều kiện cho quá trình nhận thức trên tất cả các bình diện. Tức là quá trình học tập của HS diễn ra từ bình diện hoạt động đối tượng – thực tiễn đến bình diện trực quan trực tiếp, bình diện trực quan gián tiếp và bình diện nhận thức khái niệm ngôn ngữ trong đó vai trò của ngôn ngữ ngày càng tăng còn vai trò của trực quan ngày càng giảm.

Như vậy, ta thấy để đáp ứng được mục tiêu dạy học thì phương pháp dạy học nào cũng cần phải có phương tiện dạy học. Tùy vào mỗi phương pháp mà ta sử dụng phương tiện dạy học với chức năng gì. Sử dụng vào thời gian nào. Sử dụng như thế nào. Để đạt được hiệu quả dạy học như ta mong muốn. Riêng đối với mô hình IBL thì việc sử dụng phương tiện dạy học là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC ĐIỀU TRA (IBL) VÀO DẠY CHƯƠNG “SÓNG CƠ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VIỆC HỢP TÁC CHO HỌC SINH (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)