Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ ở trường trung cấp nghề số 7 Quân khu 7 (Trang 56 - 64)

- Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề:

2.2.3.Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên.

đội ngũ giáo viên.

Về vai trò quản lý và tổ chức điều hành:

Quản lý điều hành ở các bộ phận còn nhiều bất cập, phức tạp, còn chồng chéo. Nhà trường thực hiện công tác quản lý đối với những nội dung sau:

Thực hiện kế hoạch giảng dạy và công tác giáo dục Sinh viên - Học sinh .

Tổ chức bồi dưỡng và cá nhân tự bồi dưỡng, học tập để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Tự làm những mô hình để giảng dạy với sự giám sát của các cán bộ quản lý khoa, phòng.

Tập huấn nghiệp vụ và tổ chức lao động, hoạt động ngoại khoá của các lớp Sinh viên - Học sinh.

Kế hoạch dự giờ, thao giảng.

Kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm.

Triển khai kế hoạch giáo viên tới các Khoa, Phòng chức năng. Chỉ đạo công tác tự kiểm tra ở các bộ phận.

Dự giờ thường xuyên, đột xuất.

Tổ chức lấy phiếu thăm dò của Sinh viên - Học sinh đối với giáo viên. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, công tác chuẩn bị giáo án, giờ giấc lên lớp, hồ sơ giảng dạy.

Thực hiện tiến độ, nội dung bài giảng, cho điểm đánh giá Sinh viên - Học sinh.

Các kế hoạch và đề xuất khác giáo viên xây dựng.

Xếp loại phân loại thi đua hàng tháng, hết học kỳ và cả năm học đối với từng khoa, từng bộ môn và tới từng giáo viên.

Về quản lý công tác tuyển sinh:

Trong nhiều năm qua thực hiện quan điểm của Nghị quyết Trung ương 2 khoá 8 nhà trường đã tổ chức tuyển sinh nhiều đợt trong năm, hình thức tuyển là xét tuyển theo hồ sơ với đa ngành, đa nghề. Qui mô tuyển sinh hàng năm của Nhà trường và liên kết đào tạo từ 1.500 đến 2.000 HS/năm. Đối với hệ đào tạo của trường, hàng năm tuyển sinh hệ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề có đầu vào là Học sinh tốt nghiệp THPT thời gian đào tạo là: 18 tháng, tốt nghiệp THCS thời gian đào tạo là 36 tháng. Hình thức tuyển các hệ đào tạo của trường là: xét tuyển.

Công tác tuyển sinh Nhà trường được thực hiện như sau:

Tuyển sinh là nhiệm vụ được nhà trường xác định là khâu đầu tiên quyết định sự „‟sống còn‟ trong một trường nghề. Tuyển sinh không chỉ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng giao mà nó còn thể hiện ở nhận thức và trách nhiệm của mọi cán bộ, giáo viên, nó khẳng định vị trí của trường trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, là uy tín của nhà trường với xã hội. Do đó, Đảng uỷ, Ban giám hiệu trường đã có sự đầu tư đúng mực trong công tác quảng bá, tổ chức tuyển sinh để đảm bảo quy chế tuyển chọn Sinh viên - Học sinh các hệ.

Hàng năm, ngay từ khi nhận được chỉ tiêu của Tồng cục Dạy nghề, Bộ Quốc phòng, Nhà trường đã triển khai tuyển sinh với nhiều giải pháp tích cực. Ðể nâng cao hiệu quả "đầu vào" đào tạo nghề, hằng năm, nhà trường luôn coi trọng phối hợp các cơ quan và đơn vị đóng quân trên địa bàn làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên, nhất là số chiến sĩ sắp ra quân. Ðối với những chiến sĩ quê ở thành phố, thị xã và các tỉnh có khu công nghiệp hướng cho họ học các ngành: điện tử và điện dân dụng; hàn công nghiệp, lái xe ô tô...; chiến sĩ quê các tỉnh miền núi và miền tây học nghề cơ khí, điều dưỡng đa khoa, dược sĩ; chiến sĩ quê vùng biển học nghề: điện dân dụng, qua đó giúp anh em lựa chọn được ngành, nghề phù hợp. Quá trình tuyển sinh và đào tạo Nhà trường luôn thực hiện đầy đủ các quy định của Tồng cục Dạy nghề đào tạo hướng tới chất lượng và hiệu quả, tuyển sinh đảm bảo chỉ tiêu mà Bộ Quốc phòng giao cho trường. Các giải pháp tổ chức tuyển sinh tập trung vào việc: thông báo trên hệ thống thông tin đại chúng (Báo Nhân dân, Báo Tuổi trẻ) giao nhiệm vụ cho Phòng Đào tạo tổ chức hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh. Công tác thông tin, quảng cáo của Nhà trường được đánh giá là rất tốt.

Do nhận thức của nhân dân và người học chỉ chú trọng đến những ngành nghề có tính chất nhẹ nhàng, không vất vả. Do trình độ nhà trường đào tạo ở bậc trung cấp nên chưa hấp dẫn so với các bậc học cao hơn như: Cao đẳng và Đại học.

Mặt khác, do địa bàn trường đóng trụ sở có nhiều trường ĐH, CĐ có tiềm năng và năng lực đào tạo qui mô lớn nên sự cạnh tranh trong tuyển sinh là rất khó khăn.

Về quản lý phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo Trường Trung cấp nghề số 7 - Quân khu 7:

Từ khi được thành lập đến nay do ngành nghề đào tạo tập trung các nghề lái xe, công nghệ ô tô, nên đội ngũ giáo viên cũng hẹp chỉ trong lĩnh vực nghề ô tô, điện tử. Công tác phát triển đội ngũ còn thực hiện theo kinh nghiệm, chưa có tính khoa học cao.

Công tác xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên:

Giai đoạn 2007, do mới thành lập: số cán bộ, giáo viên, công nhân viên chỉ có 28 người. Trình độ đội ngũ rất hạn chế. Chất lượng giáo viên từ đó cũng ít được chú ý. Nhận thức về chuyên môn chưa đúng đắn, chưa quan tâm. Trong mấy năm đầu, đội ngũ chưa học tập để nâng cao trình độ. Lãnh đạo Nhà trường cũng chưa quan tâm sâu đến việc nâng cao trình độ, bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý, không có qui định chặt chẽ về việc tự học hay bắt buộc đi học đối với giáo viên dạy nghề. Nhiều giáo viên sau nhiều năm công tác trình độ vẫn ở mức trung cấp hoặc công nhân kỹ thuật.

Giai đoạn từ 2010 đến nay:

Về số lượng đội ngũ:

Theo xu thế chung của toàn xã hội, vị trí vai trò của người thầy đã được coi trọng, số người muốn trở thành thầy giáo cô giáo đã được tăng lên đáng kể. Nhà trường từ chỗ chỉ có 15 giáo viên đến nay đã nâng lên 62 giáo viên.

Về hiệu quả đội ngũ:

Từ chỗ chỉ có 04 người tốt nghiệp đại học ngày nay toàn trường đã có 56/62 người 90,83% giáo viên tốt nghiệp đại học và sau đại học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn luôn được coi trọng hàng đầu. Hiệu quả giảng dạy của từng môn học, hiệu quả tốt nghiệp của từng hệ đào tạo đã được khẳng định qua số lượng Sinh viên - Học sinh hàng năm ra trường có việc làm ngay chiếm tỷ lệ cao. Vấn đề nâng cao hiệu quả trong đào tạo đã đặt ra yêu cầu cao cho các thầy, cô giáo phải không ngừng trau dồi cả chuyên môn và nghiệp vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về hiệu quả đào tạo nghề hiện nay của nhà trường:

Một số mặt đã đạt được:

Hiệu quả quản lý đào tạo nghề nói riêng, chất lượng đào tạo nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, động lực chủ quan từ phía Sinh viên - Học sinh, yếu tố chất lượng giáo viên giảng dạy, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, chương trình, nội dung học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá. Do đó, để có thể đánh giá đúng chất lượng Sinh viên - Học sinh, hiệu quả công tác đào tạo nghề không phải đơn giản. Mặc dù, đã có thang bậc thợ, giá trị tuyệt đối của công việc cho điểm được xác định nhưng quá trình tính toán, đo lường lại phụ thuộc nhiều ở khả năng, thái độ khách quan trong cách đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên.

Hơn 5 năm đào tạo nguồn nhân lực. Nhà trường đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng ngành nghề, bậc học nên mấy năm gần đây lưu lượng, Sinh viên - Học sinh tăng hơn trước. Điều này được thể hiện qua số liệu kết quả đào tạo tổng hợp 3 năm gần đây trong Bảng 2.6

Bảng 2.6 Thống kê kết quả đào tạo ba năm học từ 2009 - 2012. TT Năm học 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012

1 Hệ trung cấp nghề 150 240 250

2 Hệ sơ cấp nghề 1500 1800 2200

Tổng cộng 1755 2180 2625

Nguồn (Phòng đào tạo, Trường TCN số 7 - QK7 số liệu tính đến tháng 12/2012)

Nhận xét: số lượng Sinh viên - Học sinh từng giai đoạn có sự biến đổi giữa các ngành, các hệ đào tạo, điều này làm ảnh hưởng đến công tác giáo viên, kế hoạch hoá của nhà trường do phải cân đối số lượng đội ngũ thay đổi tương ứng với qui mô hàng năm. Về tổng số các hệ đào tạo hàng năm có sự tăng tiến.

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo của trường trong thời gian qua tôi đã tiến hành điều tra khảo sát bằng cách trưng cầu ý kiến của 62 giáo viên và 13 cán bộ quản lý của trường, 20 doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chi Minh và 100 em Sinh viên - Học sinh là đang học hệ chính qui trung cấp nghề về những vấn đề cần quan tâm trong công tác đào tạo nghề ở Trường Trung cấp nghề số 7 - Quân khu 7. Công tác khảo sát thực trạng được tiến hành như sau:

Bước 1: Lập mẫu phiếu điều tra: Nội dung điều tra về thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề ở các mức độ.“ Rất tốt ”, “ Tốt “, “ Bình thường “, “ Chưa tốt “.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra (Bảng 2.6) Bước 3: Phát phiếu điều tra.

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu:

Kết quả khảo sát được xử lý định tính ở các mức độ cụ thể như sau: Thông qua phiếu trưng cầu ý kiến thu lại được chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả. Hình thức đánh giá bằng các thang điểm như sau:

Rất tốt: 03 điểm. Tốt: 02 điểm.

Chưa tốt: 0 điểm.

Sau đó tính giá trị trung bình cho mỗi giải pháp đề xuất rồi sắp xếp theo thứ bậc.

Số lượng đối tượng khảo sát thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7 Thành phần các đối tượng được khảo nghiệm tại Trường Trung cấp nghề số 7 - Quân khu 7 và các Doanh nghiệp sử dung lao động trên địa bàn Thành Phố Hồ Chi Minh.

Nhóm Đối tượng khảo sát Số lượng

I Lãnh đạo, cán bộ quản lý 13

II Giáo viên 62

III Sinh viên - Học sinh hệ trung cấp nghề 100

IV Doanh nghiệp 20

Tổng 195

Bảng 2.8 Tổng hợp mức độ đánh giá của Giáo viên và Cán bộ quản lý và Sinh viên - Học sinh về những vấn đề cần quan tâm trong công tác đào tạo nghề của nhà trường hiện nay.

TT Nội dung trưng cầu ý kiến Số ý

kiến Tỉ lệ % Thứ bậc 1

Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo nghề để phù hợp với nhu cầu xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

164 94% 3

2 Quản lý cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà trường. 134 77% 11 3

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, lãnh đạo, của Nhà trường về công tác đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ.

168 96% 2

4 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ giới thiệu việc

làm cho bộ đội xuất ngũ khi ra trường. 171 98% 1

5 Quản lý nề nếp dạy học. 155 89% 7

6 Quản lý nề nếp học tập của Sinh viên - Học sinh. 85% 10 7 Quản lý công tác quản lý rèn luyện của Sinh viên

8 Nâng cao hiệu quả về các nguồn lực phục vụ đào

tạo. 163 93% 4

9 Liên kết đào tạo giữa nhà trường với DNSX. 159 91% 5

10 Các vấn đề quản lý điều hành khác. 154 88% 8

11 Quản lý công tác tổ chức liên kết đào tạo. 150 86% 9

Bảng 2.9 Tổng hợp mức độ đánh giá của các doanh nghiệp về những vấn đề cần quan tâm trong công tác đào tạo nghề của nhà trường hiện nay.

TT Nội dung trưng cầu ý kiến Số ý

kiến

Tỉ lệ %

Thứ bậc

1 Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương

pháp đào tạo nghề để phù hợp với nhu cầu xã hội. 18 90% 3 2 Quản lý cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà trường. 15 75% 6 3

Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, lãnh đạo, của Nhà trường về công tác đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ.

16 80% 5

4 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ giới thiệu việc

làm cho bộ đội xuất ngũ khi ra trường. 19 95% 2

5 Quản lý nề nếp dạy học. 9 45% 11

6 Quản lý nề nếp học tập của Sinh viên - Học sinh . 12 60% 9 7 Quản lý công tác quản lý rèn luyện của Sinh viên

- Học sinh . 10 50% 10

8 Nâng cao hiệu quả về các nguồn lực phục vụ đào

tạo. 17 85% 4

9 Liên kết đào tạo giữa nhà trường với DNSX. 20 100% 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Các vấn đề quản lý điều hành khác. 13 65% 8

Qua khảo sát thực trạng cho thấy, công tác quản lý nhà trường cần tập trung vào 5 vấn đề quan tâm nhất là:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ ở trường trung cấp nghề số 7 Quân khu 7 (Trang 56 - 64)