Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo hướng thị trường lao động việc làm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ ở trường trung cấp nghề số 7 Quân khu 7 (Trang 82 - 85)

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ khi ra trường.

a. Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo hướng thị trường lao động việc làm.

trường lao động - việc làm.

- Đổi mới mục tiêu đào tạo theo hướng công nghệ: Cung cấp khối kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở ở mức độ vừa đủ để tiếp thu các kiến thức chuyên ngành và làm nền tảng cho việc học tập suốt đời của người học; chú trọng trang bị kỹ năng thực hành để Sinh viên - Học sinh tốt nghiệp ra trường thích nghi ngay với thực tế sản xuất. Chuyển giao cho người học các tri thức, phương pháp học và nghiên cứu tiên tiến về lãnh vực công nghệ và quản lý dựa trên kinh nghiệm thực tế và kết quả thực nghiệm của các Trường nổi tiếng của nước ngoài. Người học có đủ kiến thức để học liên thông lên đại học cùng ngành ở các trường trong nước và khu vực.

- Các cơ sở đào tạo cần có cơ chế để các chủ doanh nghiệp được tham gia vào quá trình biên soạn chương trình đào tạo sinh viên, thông qua các Hội

nghị cộng tác viên, các seminar khoa học. Thực tế cho thấy, đây là cách thức rất hiệu quả để các nhà đào tạo nắm được những kiến thức chuyên môn, cũng như những tư chất mà doanh nghiệp rất cần đến ở những Sinh viên - Học sinh tốt nghiệp. Hiện nay, chỉ đạo điều chỉnh Chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có những điểm tích cực, thể hiện rõ quan điểm mở rộng tính tự chủ, linh hoạt của các cơ sở đào tạo. Phần cứng các học phần do Bộ quy định chỉ chiếm khoảng 30%. Như vậy, phần lớn nội dung của Chương trình đào tạo là do các cơ sở đào tạo tự xây dựng. Thực tế cũng cho thấy, phương pháp này rất hiệu quả, rất khả thi, các doanh nghiệp cũng rất nhiệt tình hưởng ứng. Vấn đề chỉ phụ thuộc vào ý thức cầu thị của chính cơ sở đào tạo đại học mà thôi.

- Thường xuyên điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp. Đây cũng thể hiện quan điểm chỉ đạo của Bộ. Một chương trình đào tạo nghề chỉ nên ổn định trong khoảng 2 - 3 năm. Sự điều chỉnh chương trình hợp lý, kịp thời sẽ giúp các cơ sở đào tạo có được những sản phẩm cập nhật hơn, hiện đại hơn, thích ứng hơn với quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương trình đào tạo của các Trường cần phải có độ linh hoạt cao để nâng cao tính tự chủ, tính khác biệt và tính thích ứng của chương trình đào tạo của mỗi cơ sở đào tạo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề, các cơ quan quản lý đào tạo nghề địa phương tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo nghề có thể xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho từng khóa học (trên cơ sở mục tiêu chung, chương trình khung quốc gia thống nhất có điều chỉnh cho) phù hợp với yêu cầu thực tế (tỷ lệ điều chỉnh đề xuất tối đa 50% nội dung chương trình hiện hành).

- Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở đào tạo phát triển chương trình đào tạo phải có ý kiến thông qua của đại diện cơ quan sử dụng lao động, đặc biệt là DNSX và đại diện người học nghề.

- Cơ sở đào tạo cần tổ chức thực hiện việc phát triển chương trình đào tạo cho từng khóa học. Khi xây dựng mục tiêu cần bám sát yêu cầu của thị trường lao động, DNSX. Nhưng không vượt qua tỷ lệ giới hạn điều chỉnh cho phép của cơ quan quản lý cấp trên, đảm bảo chuẩn quốc gia để quản lý và sử dụng lao động thống nhất trên toàn quốc. Để thực hiện xây dựng được mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo sát với yêu cầu doanh nghiệp sản xuất, cơ sở đào tạo nghề cần phải mở Hội nghị khách hàng để thảo luận, xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của khóa học. Thành phần hội nghị bao gồm: cơ sở đào tạo nghề, DNSX, người học nghề, quản lý đào tạo nghề cấp trên, giới công nghiệp, lãnh đạo địa phương... Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của mỗi khóa học cũng thể hiện tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo, trình độ tổ chức và quản lý của cơ sở đào tạo nghề.

- Cơ quan quản lý DNSX chỉ đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia định hướng mục tiêu đào tạo. Doanh nghiệp sản xuất cần lên kế hoạch, tổ chức tham gia vào các Hội nghị khách hàng của cơ sở dạy nghề tổ chức để đưa ra các yêu cầu về phẩm chất, năng lực, tác phong công nghiệp, kinh nghiệm việc làm… đối với người học nghề sau khi tốt nghiệp. Bằng cách đó, nguồn lao động kỹ thuật qua đào tạo sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm việc làm. DNSX cũng chủ động hơn trong kế hoạch tuyển lao động cho đơn vị mình.

- Tổ chức, hướng dẫn người học nghề (và phụ huynh) tham gia vào hội nghị khách hàng để nắm bắt được những thông tin cần thiết và có cơ hội đưa ra ý kiến tham gia xây dựng mục tiêu các khóa đào tạo trước khi dự tuyển vào học (Trong thực tế, đa số người học nghề không có sự lựa chọn rộng rãi theo

mục tiêu của mình mà chọn nghề gần với yêu cầu mục tiêu của bản thân và gia đình. Sau khi học xong người học phải hoàn thiện thêm để đạt mục tiêu đặt ra).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ ở trường trung cấp nghề số 7 Quân khu 7 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w