Những hạn chế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ ở trường trung cấp nghề số 7 Quân khu 7 (Trang 65 - 68)

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ khi ra trường.

2.3.2.Những hạn chế.

Đối với nhà trường và đội ngũ giáo viên:

Vì khả năng nguồn tài chính còn hạn hẹp nên điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu đồng bộ, thiếu đa dạng về chủng loại do ít được đầu tư mua mới. Đội ngũ giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm quản lý Sinh viên - Học sinh, sử dụng phương pháp giảng dạy chưa thực sự linh hoạt, chưa phát huy hết khả năng.

Với một số ngành nghề mới giáo viên chưa kịp chuyển đổi. Thời gian dành cho chuyển đổi môn học, nghiên cứu tài liệu, soạn bài giảng chưa nhiều, nên hiệu quả giảng dạy chưa cao.

Cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chưa thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trường lao động; chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm và cho xuất khẩu lao động.

Hiệu quả dạy nghề vẫn còn thấp, nội dung chương trình, giáo trình giảng dạy hiệu quả chưa cao, chưa gắn chặt lý luận với thực tiễn, tính lôgic, tính khoa học chưa cao chưa thoả mãn nhu cầu của người học và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Thực tế các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề mới được nâng cấp 1, 2 năm nay nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, thực hành còn rất hạn chế, đội ngũ giáo viên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm. Trình độ năng lực cũng chưa tương xứng với vị trí cũng tác động ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo.

Người lao động qua đào tạo nghề, kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế. Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa được quan tâm nhiều nên trên thực tế các trường vẫn chủ yếu đào tạo theo khả năng “cung” của mình chứ chưa thực sự đào tạo theo “cầu” của doanh nghiệp.

Do trường là đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng nên cơ chế tài chính đối với trường không được nhà nước cấp kính phí như các cơ sở đào tạo khác thuộc Bộ, ngành, UBND thành phố. Trường là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, nguồn tài chính phụ thuộc thu từ đào tạo, liên kết đào tạo, đào tạo theo hợp đồng cho các công ty doanh nghiệp, nên lương giáo viên chỉ theo đúng định mức nhà nước nên còn thấp, không đáp ứng nhu cầu hiện nay. Do đó, việc tuyển chọn giáo viên giỏi đáp ứng được yêu cầu của nhà trường là khó khăn và một phần không chủ động được vì cơ quan chủ quản là Bộ Quốc phòng

quy định tiêu chuẩn tuyển dụng và xét duyệt hồ sơ. Văn bản hướng dẫn không giao quyền cho trường chủ động đứng ra thi tuyển để xét trên cơ sở năng lực thực tế của ngành nghề mà trường cần. Ví như: để tuyển một người làm giáo viên thì phải có bằng đại học học chính qui tốt nghiệp loại khá giỏi mới được vào trường.

Về số lượng giáo viên tuyển trong năm kế hoạch rất cứng ngắc vì chỉ được tuyển theo chỉ tiêu biên chế đã quy định từ năm trước, mặc dù trong năm số lượng HS tăng đột biến, có nhu cầu nhưng không được tuyển bổ sung mà lại phải đợi sang năm sau mới đưa vào kế hoạch. Điều này đã gây ra một số khó khăn lớn đối với việc tuyển dụng cho nên trong nhiều năm qua, số giáo viên trẻ tuyển được không nhiều.

Cán bộ lãnh đạo trường đôi khi còn cầu toàn vì ngại trái ý cấp trên không dám quyết đoán. Hoặc khi đề xuất giải pháp đột phá với cấp trên nhưng chưa được chấp thuận thì không tìm cách thuyết phục, bảo vệ ý kiến của mình. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo trường chưa mạnh dạn trong công tác quản lý, tính năng động, quyết đoán chưa cao.

Tư duy quản lý của lãnh đạo trường chưa thay đổi kịp với tình hình thực tế và xu thế của xã hội. Lãnh đạo chưa thường xuyên mở rộng quan hệ giao lưu giữa trường với cơ sở đào tạo khác, chưa mở rộng liên thông, liên kết trong đào tạo.

Đối với Sinh viên - Học sinh .

Quân nhân không ít trường hợp đã lập gia đình, tâm lý ngại xa gia đình để học; băn khoăn trước vấn đề học nghề rồi có tìm được việc làm? hay học nghề xong lại bỏ đó ảnh hưởng đến số lượng quân nhân xuất ngũ đăng ký học nghề và tâm lý nên việc học nghề chưa tốt.

Phần lớn thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ chưa học qua các trường đại học, cao đẳng hay đào tạo nghề nên sau khi xuất ngũ, không ít

người lo lắng và mong muốn có một nghề nghiệp ổn định để lập nghiệp vì vậy khi học nghề có tâm trạng nóng vội, tập trung chưa tốt.

Mặt bằng nhận thức không đồng đều. Quân nhân vào học chủ yếu là do xét tuyển nên hiệu quả đầu vào chưa được sàng lọc. Bản thân Học sinh còn thiếu cố gắng vươn lên. Thời gian đầu tư cho học tập còn ít, ý chí tiến thủ chưa cao.

Trong những hạn chế chung đó, thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều nhược điểm như chúng tôi đã phân tích ở trên. Đó chính là những hạn chế về công tác quản lý việc nâng cao nhận thức, quản lý việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, quản lý việc tổ chức thực hiện, triển khai hoạt động kết hợp trong tổ chức đào tạo, quản lý hoạt động kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp liên quan đến các nguồn lực phục vụ đào tạo, quản lý hoạt động liên kết về tuyển sinh, đánh giá tốt nghiệp và thông tin dịch vụ đào tạo - việc làm giữa nhà trường và doanh nghiệp. Những hạn chế đó cần phải được khắc phục bằng các giải pháp có tính khoa học, khả thi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ ở trường trung cấp nghề số 7 Quân khu 7 (Trang 65 - 68)