Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp a Nội dung và cách thực thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ ở trường trung cấp nghề số 7 Quân khu 7 (Trang 76 - 79)

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ khi ra trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp a Nội dung và cách thực thực hiện giải pháp

a. Nội dung và cách thực thực hiện giải pháp

Tuyên truyền nhận thức cán bộ, giáo viên, lãnh đạo Nhà trường về mục

đích ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho đội ngũ và coi đó là việc làm thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú để tạo nền tảng tư tưởng, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ về học tại Trường.

Cụ thể hóa các Chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết về việc đổi mới đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên thành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để triển khai thực hiện trong từng thời điểm thích hợp. Triển khai kế hoạch hành động cụ thể cho cán bộ Giáo viên, từ đó từng cá nhân thấy được tầm quan trọng của việc đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ để có hướng phấn đấu, rèn luyện vươn lên.

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức đội ngũ giáo viên, về phẩm chất, tư tưởng, chính trị. Đội ngũ giáo viên phải là những người có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, có lòng yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội. Biết

tôn trọng lẽ phải và giàu lòng nhân ái, có lương tâm, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, gương mẫu trong việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sống đoàn kết với nhân dân, với bạn bè và đồng nghiệp, xứng đáng là tấm gương sáng cho Sinh viên - Học sinh noi theo.

Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phải đạt trình độ chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Có nhận thức sâu sắc về tình hình chính trị xã hội của địa phương, trong nước và thế giới. Có kiến thức, kỹ năng, tay nghề, nghiệp vụ sư phạm liên quan đến các môn học và các hoạt động giáo dục được quy định trong kế hoạch đào tạo của ngành nghề, có kiến thức cơ bản về tâm lý, giáo dục và các phương pháp giáo dục, dạy học, có kiến thức thực tiễn tổng hợp liên quan đến cộng đồng. Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác, biết phối hợp hoạt động giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong quá trình giáo dục, đào tạo nghề cho Sinh viên - Học sinh.

Bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức quản lý là một yêu cầu bắt buộc của mọi người thầy. Đây là cách tốt nhất để giáo viên học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệp, cập nhật kiến thức bước theo kịp sự chuyển đổi như vũ bão của các ngành khoa học.

Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường: Hiệu Trưởng, các phó Hiệu trưởng là những người chịu trách nhiệm trước nhà nước và nhân dân thực thi nhiệm vụ chính trị ở đơn vị mình phụ trách, là người thiết kế xây dựng kế hoạch và tổ chức lãnh đạo thắng lợi đường lối và quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ. Do vậy, ngoài những yêu cầu giống như giáo viên, người cán bộ quản lý còn phải có sự hiểu biết nhận thức sâu sắc về công tác đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ.

Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, khoa, tổ trưởng tổ bộ môn là đội ngũ chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo trong nhà trường thực hiện luật giáo dục, điều lệ trường Trung cấp nghề. Ngoài những vấn đề về hiểu biết, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ quản lý cần được tăng cường học tập, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chính trị, trình độ năng lực quản lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Bồi dưỡng cho lý tưởng đào tạo nghề cho thế hệ trẻ cũng chính là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo đó là người hướng dẫn, mọi hoạt động tích cực của người giáo viên, giúp họ thấy được giá trị lao động của mình, tự hào và có trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp thông qua đó còn tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách Sinh viên - Học sinh.

Bồi dưỡng lòng yêu mến Sinh viên - Học sinh: nghề thầy giáo đòi hỏi tính nhân đạo thể hiện ở sự yêu mến, cảm thông, tôn trọng, có trách nhiệm với học trò. Tình yêu và sự tôn trọng là cơ sở của sự giao tiếp ứng xử đúng đắn, có trách nhiệm với người học mọi hành động "vì Sinh viên - Học sinh thân yêu" là động lực cho những cảm hứng tìm tòi, sáng tạo các phương pháp, nghệ thuật quản lý giáo dục đào tạo nghề.

Bồi dưỡng lòng yêu nghề - yêu người và yêu nghề dạy học gắn liền với nhau, nghề dạy học có mức độ tự do, sáng tạo cá nhân, trách nhiệm cá nhân cao. Do vậy chỉ có say mê nghề nghiệp mới thúc đẩy tính tự giác, tích cực học hỏi, tự rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Các cấp ủy đảng, chính quyền và các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục làm cho nhân dân và toàn xã hội nhận thực rõ vai trò quan trọng hàng đầu của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ ở trường trung cấp nghề số 7 Quân khu 7 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w