Đối với Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Quân khu 7.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ ở trường trung cấp nghề số 7 Quân khu 7 (Trang 105 - 107)

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ khi ra trường

2.3.2.Đối với Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Quân khu 7.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề được nêu trong “Chiến lược phát triển dạy nghề 2012 - 2020”; được phép của Thủ tướng Chính phủ và sự thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, những năm qua Bộ Quốc phòng đã quy hoạch và mở rộng mạng lưới trường nghề quân đội; đến nay toàn quân đã có 05 trường Cao đẳng nghề, 16 trường Trung cấp nghề.

Các cơ sở dạy nghề quân đội được tiếp nhận các nguồn đầu tư của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, địa phương theo các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, từng bước kiện toàn tổ chức; nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho quân

nhân xuất ngũ, đối tượng chính sách xã hội và đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Các cơ sở đào tạo nghề quân đội đã phát huy được thế mạnh về cơ sở vật chất, kinh nghiệm tổ chức quản lý theo nền nếp chính quy, tạo được môi trường tin cậy có tác dụng thu hút, thúc đẩy việc học tập rèn luyện của Sinh viên - Học sinh; hiệu quả ra trường được các công ty, xí nghiệp, cơ sở kinh tế đánh giá cao và được thị trường lao động chấp nhận, góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH Đất nước.

Bên cạnh những thuận lợi, hệ thống trường dạy nghề quân đội còn một số khó khăn trong việc tổ chức đào tạo nghề do đội ngũ giáo viên tay nghề bậc cao còn hạn chế, chương trình chuẩn cho một số nghề đào tạo chậm được ban hành, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề tuy đã được đầu tư nâng cấp nhưng chưa tương xứng với yêu cầu đào tạo nghề hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn Cục Nhà trường - Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Tư lệnh quân khu cần có kế hoạch củng cố phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và hiệu quả bằng những giải pháp:

Đào tạo bồi dưỡng giáo viên tại chỗ (tại các cơ sở dạy nghề); Có kế hoạch tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm do các chuyên gia, giáo sư Trường Đại học trong và ngoài quân đội trực tiếp giảng dạy; Có chính sách tuyển dụng bổ sung giáo viên mới, chú trọng tuyển giáo viên tốt nghiệp đại học đúng theo chuyên ngành và giáo viên thực hành có tay nghề cao; Thường xuyên tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi các Trường Cao đẳng, Trung cấp nghề trong quân đội để tăng cường giao lưu trao đổi kinh nghiệm; Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo; Tăng cường ngân sách với các trường đầu tư trọng điểm.

Ngoài ra khi thực hiện Nghị định 43 tự chủ về tài chính của Thủ tướng Chính phủ, các trường nghề quân đội gặp rất nhiều khó khăn về NNL do phải tinh giảm biên chế để đảm bảo cân đối về tài chính. Bộ Tổng Tham mưu

nghiên cứu đề xuất Bộ Quốc phòng có cơ chế phù hợp về biên chế tổ chức, chính sách, đảm bảo kinh phí trả lương cho số CB, GV, CNV trong biên chế theo quy định, giúp các trường có điều kiện tài chính tuyển dụng NNL là giáo viên có trình độ tay nghề cao.

Các ý kiến trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo nghề ở Trường Trung cấp nghề số 7 - Quân khu 7.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ ở trường trung cấp nghề số 7 Quân khu 7 (Trang 105 - 107)