II. CÁC NHÓM KỸ NĂNG GIAO TIẾP 1 Kỹ năng ñịnh hướng giao tiếp
BÀI ðỌC THÊM
VÂNG! TÔI CÓ LỖ
Tôi dạy môn ðịa lý và chủ nhiệm lớp 10A. Cũng phải xin nói ngay với các bạn rằng: tôi là một giáo viên bị tật từ nhỏ, một chân bị hỏng phải lắp chân giả. Ngay từ hồi còn học phổ thông, bố mẹ tôi ñã hướng tôi ñi nghề sư phạm vì “nhàn nhã chỉ cần dùng cái miệng ñủ nuôi thân’’. Tôi ñã giảng dạy hết lòng và xem ra cũng không ñược học sinh yêu mến.
Một hôm, giờ “ñạo ñức”, tôi dạy bài “Tính chân thật”. ðứng ra giữa lớp, tôi hỏi:
- Các em cho thầy biết, ngược lại với tính chân thật là gì? Hai học sinh ngồi cuối lớp nhanh nhảu ñồng thanh: - Chân giảạ! Mấy cô cậu giúi giụi ôm nhau cười phá lên.
Tôi gầm lên như con hổ bị thương: “Ai! Ai vừa nói...hả?” và ñến túm cổ một học trò ngồi bàn cuối xốc cậu ta ñứng dậy. Tôi nghiến răng, vơ hết mấy cuốn vở trên bàn xé ñánh roạt một cái và vứt ào qua cửa sổ xuống ñất, rồi tập tễnh bước lên bục. Không biết mình ñang làm gì nữa, tôi bỏ ra khỏi lớp. Cả lớp lẳng lặng ñứng lên ra về, bỏ lại mình tôi ñứng như trời trồng giữa hành lang.
Ba hôm sau có giờ, tôi lên lớp, nhưng kìa cả lớp vắng teo. Tôi lấy xe ñạp dắt ra khỏi cổng trường lên xe, ñạp chậm chậm về nhà, lòng ngổn ngang trăm mối, “ñược, thi gan xem thằng nào hơn, láo!” Bỗng có người ñạp xe theo, ñặt tay lên vai tôi, miệng cười hềnh hệch, ñôi mắt nhỏ tít nheo nheo trong cặp kính trắng. - Gớm nhà ñịa lý tư duy gì mà trầm tư mặc tưởng vậy.
Tôi nhìn ngang, nhận ra Huy, giáo viên dạy văn cùng trường, bạn thân của tôi. Tôi chưa kịp nói gì thì Huy ñã líu ríu: - Buồn cười quá, giờ văn hôm nay mình
dạy bài “ðoàn thuyền ñánh cá”. Mình ñọc xong bài thơ và hỏi: “Bài thơ này của tác giả nào, các em?” Ở cuối lớp một học sinh nói ñế ngay: “Của nhà thơ Huy... Cận ạ”. Cậu ta kéo dài chữ Huy và nhấn giọng vào chữ Cận. Mình chợt hiểu. Cả lớp phá lên cười. Cậu biết không, suy nghĩ nhanh rồi mình cũng phá lên cười. Mình cười rất lâu. Cả lớp ñều cười vui vẻ hồn nhiên theo. Học trò chúng nó là thế ñó. Quỷ ma không có, chỉ có nhất học trò. Mà phải khen cậu học trò ñó phản ứng rất nhanh nhạy, hóm hỉnh và thông minh nữa. Nó muốn trêu chọc mình, cười vui cái khuyết tật của mình. Mình không cho ñó là hỗn láo. Vợ mình, con mình ở nhà vẫn cứ gọi mình là: “Bố cận ơi!” Sau tiếng cười dài, mình nói: “Nếu vì cận mà tôi trở thành nhà thơ nổi tiếng như Huy Cận thì hay biết mấy!” Không khí lớp học vui vẻ hào hứng. Mình bắt ñầu phân tích áng văn hay của nhà thơ Huy Cận như thế ñấy. Mình tự cảm thấy ñây là một giờ giảng thành công. Cả lớp im phăng phắc... Huy ñột ngột quay sang tôi hỏi: “Cậu mệt à?” Tôi ú ớ ñánh trống lảng: “ Cái môn ñịa lý của mình...” Bất giác, tôi thấy vang lên trong lòng một lời nói: “Vâng! Tôi có lỗi. Các em lớp 10A, tôi có lỗi! Thầy có lỗi”. Ở bên tai tôi, Huy vẫn hồn nhiên hỏi dồn: “Hôm nay cậu khó ở hay sao ñấy?” Tôi ñạp xe vượt lên và rẽ trái. Tai tôi ù ñi...