GỠ MỘT BÀN THUA

Một phần của tài liệu Tâm Lý Học Xã Hội Và Tâm Lý Giáo Dục Học Sư Phạm (Trang 85 - 87)

II. CÁC NHÓM KỸ NĂNG GIAO TIẾP 1 Kỹ năng ñịnh hướng giao tiếp

BÀI ðỌC THÊM

GỠ MỘT BÀN THUA

ðang dạy tiết học, tôi thấy một bậc phụ huynh mặt ñỏ bừng bừng dắt con ñi vào cửa lớp 9B. Tôi vội ra cửa xem bác cần gì.

- Tôi hỏi cô, tại sao cô lại ñuổi con tôi ra khỏi lớp? Chỉ vì nó ốm bỏ buổi lao ñộng, cô không ñến thăm nó thì thôi lại còn lắm chuyện. Chúng tôi còn bận ñi làm không có thì giờ mà hơi một tí là mời phụ huynh. Tôi sẽ báo cáo việc này với ban giám hiệu. Nếu ban giám hiệu không giải quyết tôi sẽ phản ánh lên Sở Giáo dục về cách cư xử của giáo viên với học sinh.

Tôi chưa kịp ñịnh thần thì may quá, cô hiệu trưởng ñã có mặt. Cô vội vàng nói: - Ấy chết! Hôm nay là ngày khai giảng Bác ơi! Ngày tết của Thầy trò chúng tôi, có việc gì bác vào văn phòng cùng trao ñổi kẻo dông cả năm thì buồn cho Thầy trò tôi quá. Mời bác vào văn phòng uống nước.

Cũng là lúc trống hết tiết 1, tôi vào văn phòng thấy cô hiệu trưởng ñang hỏi học sinh:

3 Em bịốm có lâu không? Em bị bệnh gì? 4 Thưa cô em bị ốm có một ngày, em ñau bụng .

- Thế thì cô cũng mừng cho em vì em chỉ ốm có một ngày và bệnh lại không trầm trọng nên hôm nay trông em rất khoẻ mạnh. Cô cũng buồn cùng em là em ốm ñúng vào cái ngày lớp em lao ñộng. Nhưng Cô cũng thông báo cho Dũng biết lớp em lao ñộng 4 buổi chứ không phải 1 buổi ñâu nhé.Em ñã biết nội qui của trường ta qui ñịnh nếu nghỉ học hoặc nghỉ lao ñộng thì chính ba mẹ viết giấy xin phép. Nếu ba mẹ bận ñến mức không thể viết giấy xin phép ñược thì em cũng phải nhờ một bạn ra xin phép hộ. Như thế giáo viên chủ nhiệm mới biết mà ñi thăm em hoặc miễn lao ñộng cho em. Em hãy nhìn xem, quang cảnh trường ta hôm nay so với hôm hè có khác nhiều không? Hàng cây xanh tốt, tường vôi trắng xoá. Nếu ai cũng nghỉ như em thì hôm nay em ñến truờng có ñược như thế này không? một ñiều nữa, cô thông báo ñể em biết: Cuối năm học xét duyệt học sinh lưu ban và lên lớp, chính cô giáo chủ nhiệm của em tha thiết bảo vệ ý kiến cho em ñược lên lớp vì em ñã lớn lắm rồi. Vậy em ñã cảm ơn cô giáo chủ nhiệm của em chưa?

Tôi cũng thông cảm với bác là con mình ñẻ ra ai cũng thương cũng quí. Cháu Dũng là con bác nhưng cháu lại là học sinh của chúng tôi. Nếu cháu hư, bác ñau lòng mười phần thì chúng tôi cũng ñau lòng không kém. Do ñó, mỗi sự việc học sinh về phản ánh bác hãy bình tĩnh tin tưởng ở giáo viên. Hôm nay cô giáo không yêu cầu em Dũng mời gia ñình, thì bác ñâu có biết ngoài buổi ốm ra cháu còn bỏ thêm nhiều buổi khác, lỡ ra cháu chơi bời hư hỏng, bác lại trách nhà trường không báo. Bác hãy kết hợp chặt chẽ với giáo viên ñể giáo dục con em ngày một tốt hơn. Tôi tâm sự như vậy bác có ý kiến gì không?

Nghe những lời phân tích có tình, có lý, phụ huynh em Dũng ñã nhận ra lỗi của con mình và nói:Tôi chỉ biết cảm ơn các thầy cô giáo, tấm lòng của cô giáo chủ nhiệm tôi xin ñược cảm ơn. Con hãy xin lỗi và cám ơn cô giáo ñi!

Phụ huynh vui vẻ ra về. Học sinh vào lớp. Cô Hiệu trưởng ôn tồn nói với tôi: Cậu cũng nên rút kinh nghiệm, ngày thường ñã không ñược ñuổi học sinh, ngày khai giảng càng không ñược ñuổi, nếu học sinh vi phạm phải viết giấy mời phụ huynh.Tôi thầm cảm ơn cô Hiệu trưởng ñã gỡ cho tôi một bàn thua trông thấy. ðây là bài học cho tôi về công tác chủ nhiệm lớp.

Một phần của tài liệu Tâm Lý Học Xã Hội Và Tâm Lý Giáo Dục Học Sư Phạm (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)