3.2.3.1 Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Đông Á
CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng từ năm 2011 đến 2013
Nằm ở vị trí khá thuận lợi, ngay trung tâm thành phố Bạc Liêu nơi tập trung nhiều thành phần dân cư với những cá nhân có thu nhập cao và ổn định chiếm đa số, nên việc huy động vốn tại đây tương đối dễ dàng. Vì vậy nguồn vốn tại phòng giao dịch chủ yếu là vốn huy động. Nguồn vốn huy động ở đây khá dồi dào nên hầu như không cần xin vốn điều chuyển từ hội sở. Chính vì vậy, khi xét
35
về nguồn vốn của ngân hàng, ta chủ yếu xem xét về nguồn vốn huy động, bảng dưới đây cho ta thấy cụ thể về tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng từ năm 2011-2013.
Bảng 3.3 Nguồn vốn huy động tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 3 năm từ 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương
đối (%) Tuyệt đối
Tương đối(%) Tiền gửi KKH 2.787 7.524 3.090 4.737 169,99 -4.434 -58,94 Tiền gửi có kỳ hạn 403.880 503.528 590.044 99.648 24,67 86.516 17,18 Nguồn vốn huy động 406.667 511.052 593.134 104.385 25,67 82.082 16,06 (Nguồn: Phòng tín dụng, PGD Lý Tự Trọng)
Thông qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển, quy mô nguồn vốn huy động ngày càng tăng. Trong 3 năm từ 2011- 2013, công tác huy động vốn đạt được những thành tựu đáng kế, nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng liên tục. Trong khi nguồn vốn huy động năm 2011 chỉ đạt 406.667 triệu đồng thì đến năm 2011 đã tăng lên thành 511.052 triệu đồng, tăng 104.385 triệu tương đương 25,67% và tiếp tục tăng lên thành 593.134 triệu đồng năm 2013, tăng 82.082 triệu tương đương 16,06% so với năm 2012. Việc tăng trưởng nguồn vốn huy động trong 3 năm qua là do ngân hàng đã có chính sách lãi suất phù hợp, cạnh tranh bên cạnh uy tín đối với khách hàng. Chính sự tăng trưởng nguồn vốn huy động này đã góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phục vụ các thành phần kinh tế và đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. Trong đó:
* Tiền gửi có kỳ hạn: đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng tăng liên tục từ năm 2011 đến 2013, tăng từ 403.880 triệu năm 2011 và con số này tăng lên lần lượt là 511.052 và 593.134 triệu đồng trong 2 năm 2012 và 2013. Bởi đây là loại tiền gửi có lãi suất cao hơn nhiều so với tiền gửi không kì hạn. Bên cạnh đó, việc nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kì hạn tăng cao cũng góp phần tạo sự ổn định cho ngân hàng
36
bởi đây là khoản tiền đã xác định được thời gian, ngân hàng dễ dàng có kể hoạch chủ động sử dụng nó vào mục đích cho vay hoặc các hoạt động đầu tư khác tạo lợi nhuận cho ngân hàng.
* Tiền gửi không kì hạn: đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy đông và có xu hướng biến động không đồng đều trong 3 năm từ 2011-2013, tăng trong năm 2012 và đến năm 2013 thì giảm xuống. Cụ thể, từ 2.787 triệu năm 2011 tăng mạnh lên thành 7.524 triệu năm 2012 và đến năm 2013 giảm xuống còn 3.090 triệu đồng, giảm 4.434 triệu tương đương 58,94% so với năm 2013. Mặc dù có sự biến động mạnh như vậy, nhưng do có tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động nên sự biến động của tiền gửi không kỳ hạn cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn huy động. Do tính chất không ổn định của nguồn vốn này, khách hàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào nên chi phí trả lãi cho loại tiền gửi này khá thấp.
Qua kết quả phân tích trên cho ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng cao chứng tỏ ngân hàng có nguồn vốn dồi dào, có thể chủ động trong công tác cho vay cũng như các hoạt động tín dụng khác. Tuy nhiên, việc huy động vốn đòi hỏi ngân hàng phải bỏ ra chi phí để trả lãi cho khách hàng. Chính vì thế, việc thiết lập các kế hoạch cho vay, đầu tư nhằm sử dụng hợp lý và có lợi nhất nguồn vốn huy động luôn được ngân hàng quan tâm.
3.2.3.2 Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Đông Á
CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 6T/2014
Những tháng đầu năm 2014, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, sự ảm đạm của thị trường chứng khoán cũng như sự biến động bất thường của giá vàng, việc gửi tiền tiết kiệm vẫn được xem là lựa chọn an toàn cho người dân trong mục đích sinh lợi. Mặc dù lãi suất trong năm này tiếp tục giảm theo quy định của NHNN, nhưng do có những chính sách ưu đãi phù hợp, nên công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 6t/2014 vẫn đạt được kết quả khả quan.
37
Bảng 3.4 Nguồn vốn huy động tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng 6T/2013 và 6T/2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 6T-2014/6T-2013 Tuyệt đối Tương đối(%) Tiền gửi KKH 9.379 4.011 - 5.368 -57,24 Tiền gửi có kỳ hạn 549.570 603.356 53.785 9,79 Nguồn vốn huy động 558.949 607.366 48.417 8,66 (Nguồn: Phòng tín dụng, PGD Lý Tự Trọng)
Qua bảng trên ta thấy rằng, trong 6 tháng đầu năm 2014, mặc dù lãi suất được điều chỉnh ở mức khá thấp, nhưng dường như so với các kênh đầu tư khác, gửi tiết kiệm luôn là sự lựa chọn an toàn đồi với người dân. Cùng với uy tín và lãi suất ưu đãi, ngân hàng đã làm tăng nguồn vốn huy động của mình từ 558.949 triệu lên 607.366 triệu, tăng 48.417 triệu đồng tương đương 8,66% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Trong đó, mức tăng chủ yếu là từ tiền gửi có kì hạn trong khi tiền gửi không kì hạn lại giảm mạnh. Đó là vì lãi suất không kì hạn áp dụng trong thời điểm này là khá thấp cùng với sự ổn định của tình hình lạm phát, việc gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn sẽ có lợi hơn cho người dân. Với sự dồi dào về nguồn vốn, câu hỏi được đặt ra là ngân hàng Đông Á phải làm gì để phát triển hoạt động tín dụng, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn trên để gia tăng lợi nhuận trong ngân hàng?
38
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẠC LIÊU,
PGD LÝ TỰ TRỌNG
Ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng được thành lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo của ngân hàng chi nhánh cùng hệ thống. Với đặc thù của một phòng giao dịch, đối tượng phục vụ chủ yếu được ngân hàng xác định chỉ duy nhất là khách hàng cá nhân. Khi có khách hàng doanh nghiệp đến trao đổi và thực hiện các hoạt động tín dụng, phòng giao dịch sẽ chuyển sang chi nhánh để chi nhánh giải quyết. Chính vì thế, trong bài viết, tác giả chỉ phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng trong 3 năm từ 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẠC LIÊU, PGD LÝ TỰ TRỌNG TRONG 3 NĂM TỪ 2011-2013
Để phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng, ta lần lượt phân tích 4 chỉ tiêu quan trọng trong tín dụng, đó là doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu.