Dư nợ là kết quả của quá trình cho vay, nó thể hiện số tiền đã cho vay của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Dư nợ có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của ngân hàng, do đó ngân hàng luôn phấn đấu tăng dư nợ qua các năm. Thông qua bảng số liệu dưới đây ta sẽ thấy rõ được dư nợ cá nhân trong những năm qua tại ngân hàng.
4.1.3.1 Theo thời hạn vay
Nhìn chung, dư nợ cá nhân tại ngân hàng trong 3 năm mặc dù có giảm trong năm 2012 nhưng chỉ giảm nhẹ và tăng mạnh trong năm 2013. Điều này cho thấy sự tăng trưởng trong quy mô tín dụng của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ cá nhân theo thời hạn vay tại ngân hàng, ta xem xét bảng dưới đây:
50
Bảng 4.7 Dư nợ cá nhân theo thời hạn vay tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 3 năm từ 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012 Tuyệt
đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Ngắn hạn 36.065 30.817 37.801 -5.248 -14,55 6.984 22,66
Trung, dài hạn 19.568 24.197 34.305 4.629 23,66 10.108 41,77
Dư nợ 55.633 55.014 72.106 -619 -1,11 17.092 31,07
(Nguồn: Phòng tín dụng, PGD Lý Tự Trọng)
Trong 3 năm từ 2011 đến 2013, dư nợ cá nhân biến động không đều. Cụ thể, dư nợ cá nhân giảm nhẹ từ 55.014 triệu đồng năm 2012 xuống còn 55.633 triệu năm 2011, giảm 619 triệu tương đương 1,11%. Nguyên nhân của sự giảm này là do trong năm 2012, dư nợ cá nhân ngắn hạn đã giảm từ 36.065 triệu đồng xuống còn 30.817 triệu, giảm 5.248 triệu tương đương 14,55% so với năm 2011. Đây là thành phần chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ nên sự sụt giảm của nó đã kéo theo sự suy giảm của dư nợ cá nhân trong năm 2012. Tuy nhiên con số này đã tăng lên 72.106 triệu năm 2013, tăng 17.092 triệu tương đương 31,,07% so với năm 2012. Trong đó:
Ngắn hạn: vẫn chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay so với dư nợ cá nhân trung, dài hạn và biến động liên tục, giảm trong năm 2012 và đến năm 2013 thì tăng lên. Trong năm 2012, trong khi doanh số cho vay ngắn hạn tăng 23,84% thì doanh số thu nợ ngắn hạn tăng tới 30,69% so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn đã tăng 6.984 triệu đồng tương đương 22,66% so với năm 2012. Bởi vì chính sách của ngân hàng là đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, tăng quy mô tín dụng ngắn hạn. Bên cạnh đó, để khuyến khích khách hàng vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động để sản xuất kinh doanh hay chi tiêu cá nhân, ngân hàng đã đơn giản hóa thủ tục cho vay ngắn hạn nên đã làm cho dư nợ ngắn hạn tăng trong năm 2013.
Trung, dài hạn: mặc dù tăng trong năm 2012, tăng từ 19.586 triệu lên 24.197 triệu đồng, tăng 4.629 triệu tương đương 23,66% nhưng do chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nên không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng giảm tổng dư nợ cá nhân. Nguyên nhân là do doanh số cho vay trung, và dài hạn trong năm 2012 giảm. Việc giảm dư nợ trung, dài hạn nhằm góp phần bổ sung vốn ngắn hạn
51
phục vụ nhu cầu cho vay ngắn hạn của người dân đang ngày tăng cao. Tuy nhiên, dư nợ trung, dài hạn lại tăng mạnh trong năm 2013, đạt 34.305 triệu đồng, tăng 10.108 triệu tương đương 41,77% so với năm 2012. Nguyên nhân là do doanh số cho vay trung, dài hạn tăng, nhu cầu vay dài hạn của khách hàng tăng nên ngân hàng đã triển khai nhiều gói sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
4.1.3.2 Theo mục đích vay
Dư nợ cho vay căn cứ theo mục đích sử dụng cũng được chia thành dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh và dư nợ cho vay tiêu dùng. Theo đó, dư nợ cho vay phục vụ SXKD giảm liên tục còn cho vay tiêu dùng thì lại có xu hướng tăng mạnh và không ngừng trong 3 năm từ 2011-2013. Điều này cho thấy ngân hàng đang tập trung phát triển cho vay tiêu dùng vốn là thế mạnh của ngân hàng và thận trọng trong việc cho vay phục vụ SXKD để nhằm hạn chế rủi ro mà hoạt động này có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Cụ thể:
Bảng 4.8 Dư nợ cá nhân theo mục đích vay tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 3 năm từ 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Cho vay phục vụ SXKD 26.686 23.057 16.984 -3.629 -13,60 -6.073 -26,34
Cho vay tiêu dùng 28.947 31.958 55.122 3.010 10,40 23.165 72,49
Dư nợ 55.633 55.014 72.106 -619 -1,11 17.092 31,07
(Nguồn: Phòng tín dụng, PGD Lý Tự Trọng)
Cho vay tiêu dùng: qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, dư nợ trong 3 năm từ 2011-2013 tại ngân hàng chiếm ưu thế và tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay tiêu dùng và chỉ tiêu này luôn tăng trong 3 năm liên tiếp. Tăng từ 28.947 triệu năm 2011 lên 31.958 triệu năm 2012 và tiếp tục tăng lên thành 55.122 triệu năm 2013, tăng 23.165 triệu tương đương 72,49%. Nguyên nhân một là nhờ vào chính sách ưu đãi khuyến khích tiêu dùng và cơ chế cho vay thoáng hơn đã đẩy mạnh hoạt động cho vay. Hai là do thu nhập của người dân ngày càng tăng nên nhu cầu chi tiêu phục vụ nhu cầu đời sống của người dân ngày càng nâng cao. Ngân hàng đã
52
cho ra đời nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm khuyến khích người dân sử dụng loại hình này.
Cho vay phục vụ SXKD: có xu hướng giảm liên tục. Việc sụt giảm doanh số thu nợ ở cho vay SXKD chưa hẳn là do công tác thu hồi nợ của ngân hàng đối với khoản vay này là không tốt, mà chủ yếu là do trong những năm qua, doanh số cho vay nhằm mục đích phục vụ SXKD giảm, việc thẩm định phương án kinh doanh cũng như khả năng hoàn trả nợ của khách hàng ngày càng được ngân hàng chú trọng. Cụ thể, giảm từ 26.686 triệu năm 2011 xuống còn 23.057 triệu đồng năm 2012, giảm 3.407 triệu đến năm 2013, giảm tiếp xuống còn 16.984 triệu giảm 6.283 triệu đồng tương đương 27,25% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong những năm qua, tình hình kinh tế khó khăn, việc SXKD của các cá nhân gặp ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc tiếp cận nguồn vốn vay để SXKD của người dân cũng bị hạn chế do yêu cầu về tài sản đảm bảo, cũng như việc ngân hàng khắt khe hơn trong công tác thẩm định phương án SXKD, những phương án nào chắc chắn có hiệu quả mới được đồng ý cho vay.
4.1.3.3 Theo hình thức đảm bảo
Tiếp theo, để phân tích rõ hơn về tình hình dư nợ cá nhân của ngân hàng trong 3 năm, ta phân tích dư nợ theo hình thức đảm bảo với 2 hình thức: tín chấp và thế chấp, cầm cố được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.9 Dư nợ cá nhân theo hình thức đảm bảo tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 3 năm từ 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tín chấp 18.744 23.559 34.399 4.815 25,69 10.840 46,01 Thế chấp, cầm cố 36.890 31.455 37.707 -5.435 -14,73 6.252 19,87 Dư nợ 55.633 55.014 72.106 -619 -1,11 17.092 31,07 (Nguồn: Phòng tín dụng, PGD Lý Tự Trọng)
Thế chấp, cầm cố: qua bảng trên ta thấy rằng cho vay thế chấp, cầm cố luôn có tỷ trọng cao hơn cho vay tín chấp trong tổng dư nợ. Mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhưng cho vay thế chấp, cầm cố biến động liên tục và không ổn định. Cụ thể, trong năm 2012, giảm từ 36.890 triệu xuống còn 31.455 triệu, giảm 5.435
53
triệu tương đương 14,73% so với năm 2011. Nguyên nhân sự sụt giảm này là do trong năm 2012 trong khi doanh số cho vay chỉ tăng thêm 20,05% thì doanh số thu nợ lại tăng nhanh hơn, tăng 30,02% nên đã làm tăng dư nợ. Thế nhưng đến năm 2013, con số này so với năm 2012 lại tăng lên thành 37.707 triệu đồng, tăng 6.252 triệu tương đương 19,87%. Mặc dù cho vay thế chấp, cầm cố đảm bảo được nguồn thu nợ thứ 2 cho ngân hàng, nhưng thông qua việc phân tích ở trên ta có thể thấy, tỷ trọng dư nợ đối với cho vay thế chấp, cầm cố đang có xu hướng giảm trong tổng dư nợ chứng tỏ ngân hàng đã không còn coi tài sản đảm bảo là điều kiện tiên quyết khi cho vay.
Tín chấp: tăng đều qua các năm và tỷ trọng tăng dần trong tổng dư nợ cá nhân. Qua bảng trên cho ta thấy, cho vay tín chấp có dư nợ tăng từ 18.744 triệu năm 2011 lên 23.599 triệu năm 2012 và đến năm 2013 là 34.399 triệu, tăng 10.840 triệu tương đương 46,01%. Nguyên nhân là do trong những năm qua, hình thức cho vay tín chấp được nhiều CBCNV biết đến nên đã làm cho doanh số cho vay tín chấp tăng mạnh. Bên cạnh đó, việc thu hồi nợ tốt đối với các khoản vay này khiến cho ngân hàng mở rộng và tăng cường cho vay tín chấp. Tuy nhiên, để hoạt động cho vay tín chấp có hiệu quả và hạn chế rủi ro cho ngân hàng, ngân hàng cần có biện pháp xem xét, phân loại và đánh giá khách hàng một cách chính xác nhất.