PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng đông á chi nhánh bạc liêu, pgd lý tự trọng (Trang 30)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng để làm số liệu phân tích.

- Ngoài ra còn thu thập các thông tin từ các nguồn như internet, các trang tạp chí và giáo trình đã học.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực

hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

y = y1 - y0

- Trong đó: (2.6) y0: Chỉ tiêu năm trước.

y1: Chỉ tiêu năm sau.

y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

- Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu

18

hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể nói lên được. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ và tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế.

( y1 - y0 )

y = x 100% (2.7) y0

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước. y1: chỉ tiêu năm sau.

y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. - Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Phương pháp phân tích được sử dụng trong đề tài là sử dụng các kỹ thuật so sánh số tương đối, tuyệt đối, phương pháp phân tích tỷ trọng và kết hợp với các biểu bảng để phân tích thông qua các chỉ tiêu tài chính và phương pháp thống kê mô tả. Qua đó, thấy được sự biện động của các chỉ tiêu. Phản ánh rõ tình hình hoạt động cũng như hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân.

19

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẠC LIÊU, PGD LÝ TỰ TRỌNG

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẠC LIÊU PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH BẠC LIÊU

3.1.1 Lịch sử hình thành

3.1.1.1 Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á (DAB) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 01/07/1992 cho đến nay, qua hơn 20 năm hoạt động kinh doanh, DAB đã khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống NHTM tại Viêt Nam.

Tổng tài sản có của ngân hàng đến cuối năm 2011 là 64.548 tỷ đồng. Tổng số cán bộ nhân viên là 4.368 người. Vốn điều lệ của ngân hàng là 20 tỷ đồng (1992) và đến cuối năm 2011 mức vốn điều lệ của ngân hàng lên 4.500 tỷ đồng, trong đó có 80% vốn là của pháp nhân. Các cổ đông lớn của Ngân hàng là Ban quản trị tài chính thành ủy, công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận và công ty kinh doanh nhà Phú Nhuận…

Mạng lưới hoạt động của DAB cũng được mở rộng không ngừng từ 03 phòng nghiệp vụ chính là Tín dụng, Ngân quỹ và Kinh doanh vào năm 1992 lên 32 phòng ban thuộc hội sở và đã có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên toàn quốc.

Về loại hình nghiệp vụ kinh doanh, nếu như trong các năm đầu DAB hoạt động chủ yếu là huy động vốn của các tầng lớp dân cư và cho vay đối với các thành phần kinh tế, hiện nay DAB đã mở rộng và phát triển nhiều loại hình cho vay như: cho vay trả góp, mua sắp máy móc thiết bị, sửa chữa nhà, đầu tư các công trình xây dựng cơ bản.... DAB còn cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền nhanh, dịch vụ kiều hối, mua bán ngoại tệ, dịch vụ ủy thác đầu tư và nhiều loại hình dịch vụ khác.

Với phương châm “Người bạn đồng hành tin cậy” nay là “Ngân hàng trách nhiệm Ngân hàng của những trái tim”, DAB luôn đáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu hợp lý nhất của khách hàng. Vì thế, DAB luôn được sự tín nhiệm của

20

Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tài chính quốc tế, điều này được thể hiện qua các chương trình hợp tác mà Ngân hàng tham gia.

Năm 2002 DAB là một trong hai Ngân hàng thương mại cổ phần được Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản chọn làm Ngân hàng đối tác thực hiện chương trình tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn DAB liên tiếp đạt được nhiều thành tựu và giải thưởng. Trong đó có nhiều thành tựu quan trọng như Giải thưởng “Thương hiệu Việt nam nổi tiếng nhất ngành Ngân hàng - Tài chính - Bảo hiểm” (2006), Chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” - Máy ATM TK21 – nhận và đổi tiền trực tiếp qua máy ATM (2007), Chứng nhận chất lượng “Thanh toán quốc tế xuất sắc” (2006, 2007, 2008), Top 10 Ngân hàng được hài lòng nhất năm (2008), Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ thông tin tiêu biểu (2008), Chứng nhận Ngân hàng có hệ thống máy ATM lưu động đầu tiên tại Việt Nam (2008), Danh hiệu “Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất” (2008), Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu (2009), Cúp Vàng thương hiệu Việt lần 6 (2009), Giải thưởng Thương hiệu Vàng, Logo và slogan ấn tượng (2009), Giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ Thông tin – Truyền thông” tiêu biểu (2008, 2010), Doanh nghiệp Việt Nam Vàng (2010), Thương hiệu nổi tiếng quốc gia (2010), Thương hiệu Việt yêu thích nhất (2010), Top 500 Thương hiệu Việt (2010)

Ngoài ra, DAB còn đạt được một số danh hiệu khác như :

-Top 200: Chiến lược công nghiệp của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bình chọn của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc.

-Chứng nhận xuất sắc về Chất lượng vượt trội của hoạt động Thanh toán quốc tế do Standard Chartered Bank, Citibank, American Express Bank, Wachovia Bank và Bank of New York trao tặng.

-Giải thưởng SMART50 dành cho 50 doanh nghiệp hàng đầu của châu Á ứng dụng thành công Tin học vào công việc kinh doanh do Tạp chí công nghệ thông tin hàng đầu Châu Á Zdnet trao tặng.

-Cúp vàng Thương hiệu Nhãn hiệu do Hiệp hội Nghiên cứu Đông Nam Á trao.

21

-Tỷ lệ công điện đạt chuẩn STP (Straight – Through – Processing) 2010 do Ngân hàng New York trao tặng

-Kỷ lục Việt Nam – Máy Bán Vàng Đầu Tiên tại Việt Nam

3.1.1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Bạc Liêu

Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc Liêu chính thức được thành lập vào ngày 24/12/2001 dưới sự quản lí trực tiếp của hội sở chính Ngân hàng Đông Á và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bạc Liêu.

Qua gần 11 năm hoạt động, Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc Liêu đã không ngừng phấn đấu, nâng cao uy tín thương hiệu, mở rộng phạm vi hoạt động, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội ở tỉnh Bạc Liêu và của cả thương hiệu Đông Á. Hiện nay, Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc Liêu có trụ sở khang trang và 5 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Lý Tự Trọng, PGD Giá Rai, PGD Phước Long, PGD Hộ Phòng và PGD Hồng Dân.

Đến nay, với sự phát triển đa dạng về hoạt động và dịch vụ như: Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và nhân dân với nhiều hình thức. Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ. Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với các thành phần kinh tế, các ngành nghề bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối. Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước,… cùng phương châm “Bình dân hóa dịch vụ Ngân hàng– Đại chúng hóa công nghệ Ngân hàng”. Thương hiệu DAB càng trở nên gần gũi và thân thiết với khách hàng vì “Thành công của khách hàng là thành công của Ngân hàng”. Điều này tạo điều kiện cho Ngân hàng phấn đấu trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh.

Với những thành tựu đã đạt được trong hoạt động kinh doanh, có thể nói Ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc Liêu đang đi đúng hướng “Mang dịch vụ Ngân hàng đến với khách hàng”, đồng thời vẫn bảo đảm hoạt động có lãi, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân viên và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

22

3.1.2 Sơ đồ tổ chức

(Nguồn: Quyết định số 1982/QĐ-DAB ngày 22/8/2012 về việc áp dụng mô hình tổ chức của Chi nhánh)

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Đông Á chi nhánh Bạc liêu

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG NGÂN QUỸ PHÒNGQUẢN TRỊ TỔNG HỢP (HCNS) PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÁT TRIỂN KINH DOANH GIAO DỊCH VÀ HỖ TRỢ PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH DOANH GIAO DỊCH VÀ HỖ TRỢ

23

3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

3.1.3.1 Phòng khách hàng cá nhân

* Chức năng

1. Cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân (KHCN) bao gồm các sản phẩm tín dụng, huy động vốn, thẻ và các dịch vụ như chuyển tiền, chuyển khoản, thanh toán tự động, chi trả kiều hối,…qua các kênh giao dịch của Ngân hàng (gồm Ngân hàng truyền thống, Ngân hàng tự động và Ngân hàng điện tử).

2. Chịu trách nhiệm chăm sóc KHCN, quản lý và phát triển quan hệ với KHCN của Chi nhánh thông qua việc ghi nhận và giải đáp các ý kiến, thắc mắc và phản hồi của KHCN, tư vấn hướng dẫn KHCN về sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

3. Có trách nhiệm hỗ trợ nghiệp vụ cho các Phòng giao dịch trực thuộc. 4. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN và tình hình phát triển quan hệ và chăm sóc KHCN của chi nhánh.

* Nhiệm vụ

1. Tổ chức và triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN qua các kênh giao dịch của Ngân hàng.

2. Quản lý và lưu trữ hồ sơ và các chứng từ khác có liên quan đến cơ sở dữ liệu KHCN, hoạt động tín dụng, huy động vốn và kinh doanh dịch vụ dành cho KHCN.

3. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê kế toán, các quy định về tín dụng, quản lý ngoại hối và các quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan của Nhà nước và của Ngân hàng Đông Á.

4. Thực hiện báo cáo thống kê cho Tổng giám đốc, P.Khách hàng cá nhân (tại Hội sở) và các cơ quan Nhà nước về hoạt động tín dụng, huy động vốn và kinh doanh dịch vụ dành cho KHCN và hoạt động chăm sóc và phát triển quan hệ KHCN của Chi nhánh.

5. Phối hợp với P.Khách hàng cá nhân để xây dựng bộ sản phẩm trọn gói dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tiềm năng của đối tượng khách hàng của Chi nhánh.

24

6. Phối hợp với Phòng Nhân sự Đào tạo (Hội sở) trong việc đào tạo nghiệp vụ cho CBNV của Chi nhánh.

7. Sử dụng mọi biện pháp cần thiết và hợp lý để hạn chế rủi ro và tiết giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh dịch vụ và tín dụng, phát triển quan hệ và chăm sóc KHCN.

8. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc phát triển quan hệ và chăm sóc KHCN, hoạt động tín dụng huy động vốn và kinh doanh dịch vụ dành cho KHCN do Giám đốc chi nhánh và Ban tổng giám đốc yêu cầu.

3.1.3.2 Phòng khách hàng doanh nghiệp

* Chức năng

1. Cung cấp các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp (KHDN) bao gồm các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp, tài khoản tiền gửi thanh toán của KHDN và thanh toán quốc tế,…qua các kênh giao dịch của Ngân hàng (gồm Ngân hàng truyền thống, Ngân hàng tự động và Ngân hàng điện tử).

2. Chịu trách nhiệm chăm sóc KHDN, tiếp nhận và giải đáp các ý kiến, thắc mắc và phản hồi của KHDN, tư vấn hướng dẫn KHDN về sản phẩm dịch vụ, quản lý và phát triển quan hệ với KHDN.

3. Có trách nhiệm hỗ trợ nghiệp vụ cho các Phòng giao dịch trực thuộc. 4. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ dành cho KHDN và tình hình phát triển quan hệ và chăm sóc KHDN của chi nhánh.

* Nhiệm vụ

1. Tổ chức và triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho KHDN.

2. Quản lý và lưu trữ hồ sơ và các chứng từ khác có liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp, thanh toán quốc tế và quản lý tài khoản, thông tin KHDN.

3. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê kế toán, các quy định về tín dụng, thanh toán quốc tế và các quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ có liên quan của Nhà nước và của Ngân hàng Đông Á.

4. Thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, huy động vốn và kinh doanh dịch vụ dành cho KHDN và hoạt động chăm sóc và

25

phát triển quan hệ KHDN của Chi nhánh cho giám đốc, P.Khách hàng doanh nghiệp (tại Hội sở) và các cơ quan Nhà nước.

5. Phối hợp với P.Khách hàng doanh nghiệp để xây dựng bộ sản phẩm trọn gói dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tiềm năng của Chi nhánh.

6. Phối hợp với Phòng Nhân sự Đào tạo (Hội sở) trong việc đào tạo nghiệp vụ cho CBNV của Chi nhánh.

7. Sử dụng mọi biện pháp cần thiết và hợp lý để hạn chế rủi ro và tiết giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh dịch vụ và tín dụng, phát triển quan hệ và chăm sóc KHDN.

8. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc phát triển quan hệ và chăm sóc KHDN, hoạt động tín dụng doanh nghiệp, thanh toán quốc tế và quản lý tài khoản DN và các dịch vụ dành cho KHDN do Giám đốc chi nhánh và Ban tổng giám đốc yêu cầu.

3.1.3.3 Phòng Kế toán

* Chức năng

1. Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán nội bộ, hạch toán cho các giao dịch trên Trung tâm giao dịch tự động ABC, ATM, POS và tổng hợp số liệu kế toán của Chi nhánh.

2. Chịu trách nhiệm hỗ trợ nghiệp vụ cho các Phòng giao dịch trực thuộc 3. Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh về quản trị tài chính của chi nhánh.

* Nhiệm vụ

1. Theo dõi và hạch toán kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng và chính xác các khoản tạm ứng, phải thu, tạm trích, chi phí chờ phân bổ, các khoản phải trả, thu nhập, chi phí.

2. Hạch toán các phát sinh về nhập – xuất vật liệu, công cụ lao động, tài sản cố định. Thực hiện việc trích khấu hao tài sản hàng tháng, kiểm kê công cụ lao động, tài sản cố định theo định kỳ.

3. Theo dõi và hạch toán các khoản đầu tư của Ngân hàng ( xây dựng cơ bản, góp vốn mua cổ phần, trái phiêu,…).

26

4. Tổng hợp số liệu kế toán và thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định của Ngân hàng.

5. Tính toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh, các khoản thuế phải nộp hàng tháng, định kỳ và thực hiện nộp ngân sách Nhà nước.

6. Thực hiện và gửi các báo cáo cho các cơ quan chức năng Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi, Thuế,…

7. Tổng hợp, đối chiếu, và kiểm tra về số phát sinh trong nghiệp vụ kế toán hàng ngày giữa chi nhánh với các đơn vị khác trong hệ thống ngân hàng.

8. Đối chiếu tồn quỹ cuối ngày với bộ phận Ngân quỹ.

9. Đăng ký chữ ký, mẫu dấu, mở và quản lý tài khoản của chi nhánh tại tổ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng đông á chi nhánh bạc liêu, pgd lý tự trọng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)