3.2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đông Á CN Bạc
Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 3 năm từ 2011-2013
Ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ. Do đó mục đích hoạt động chỉ yếu của ngân hàng là lợi nhuận. Vì vậy, để gia tăng lợi nhuận của mình ngân hàng luôn thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành, cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ tín dụng nhằm thu hút nhiều khách hàng. Sau hơn 20 năm thành lập, ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng đã có nhiều thành tựu và những bước chuyển mình đáng khích lệ. Điều này thể hiện qua quy mô hoạt động của ngân hàng. Để khái quát rõ hơn về họat động cũng như quy mô, tình hình kinh doanh trong những năm từ 2011- 2013, ta xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng thông qua bảng dưới đây:
31
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 3 năm từ 2011-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
2012/2011 2013/2012 Tuyệt
đối đối (%) Tương Tuyệt đối đối(%) Tương Thu nhập 57.259 63.018 57.899 5.760 10,06 - 5.119 -8,12
Chi phí 50.709 54.074 51.725 3.365 6,64 - 2.349 -4,34
LN trước thuế 6.550 8.944 6.174 2.394 36,56 - 2.770 -30,97
(Nguồn: Phòng kế toán, PGD Lý Tự Trọng)
Đứng trước sự biến động của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 3 năm từ 2011-2013 gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thông qua bảng số liệu, ta thấy rằng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua có khá nhiều biến động, để xem xét rõ hơn, ta phân tích thông qua các chỉ tiêu thu nhập, chi phí, LN trước thuế để thấy rõ hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua.
Thu nhập:
Qua bảng trên ta thấy rằng, từ năm 2011 đến 2013, thu nhập của ngân hàng đạt khá cao và có sự biến động, tăng trong năm 2012 và đến năm 2013 thì giảm xuống. Cụ thể, từ năm 2011 đến 2012 tăng từ 57.259 triệu đồng lên 63.018 triệu, tăng 5.760 triệu đồng tương đương 10,06%. Đó là do trong năm 2012, tình hình lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay cũng như huy động vốn đều cao ở mức kỷ lục. Có thể nói, đây là thời kỳ cực thịnh của ngành ngân hàng. Ngoài ra, trong năm này, nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng. Chính sự tăng trưởng này đã tạo điều kiện cho ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Hoạt động của ngân hàng luôn đi theo cơ chế thị trường cũng như phù hợp với quy định về cho vay của nhà nước không khắt khe như hiện nay nên dễ dàng xét duyệt trong công tác cho vay, vì thế, nguồn thu từ tín dụng không ngừng tăng. Tuy nhiên đến năm 2013, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng trên cùng địa bàn, lãi suất đã được quy định chặt chẽ, cũng như nhà nước đề ra các quy định mới về cho vay, đã làm cho thu nhập giảm mạnh xuống chỉ còn 57.899 triệu đồng, giảm 5.119 triệu tương đương 8,12% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm thu nhập này là do trong năm 2013, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm mạnh, làm cho nguồn thu chủ yếu từ tín dụng giảm. Bên cạnh
32
đó, dưới sự chỉ đạo của NHNN về cân bằng giữa tăng trưởng tín dụng với bảo đảm an toàn món vay đã làm cho ngân hàng khó tính hơn trong việc lựa chọn khách hàng.
Chi phí:
Tương tự như khoản mục thu nhập, chi phí trong 3 năm từ 2011-2013 của ngân hàng cũng có nhiều biến động, tăng trong năm 2012 và giảm xuống trong năm 2013. Cụ thể, chi phí năm 2011 là 50.709 triệu đồng đến năm 2012 đã tăng lên thành 54.074 triệu đồng, tăng 3.365 triệu đồng tương đương 6,64%. Đây là thời gian hoạt động của các ngân hàng đang diễn ra rầm rộ. Bất kì ngân hàng nào cũng đều muốn thể hiện mình nhằm lôi kéo khách hàng thông qua việc chấp nhận bỏ ra chi phí cao để trả lãi huy động vốn. Ngoài ra, ngân hàng còn đầu tư nhiều trang thiết bị mới để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn như máy ATM, máy POS, bên cạnh việc đầu tư vào các phương án kinh doanh sinh lợi khác… Mặc dù bỏ ra chi phí khá cao trong năm 2012, nhưng bù lại, thu nhập của ngân hàng trong năm này đã đạt được con số khá ấn tượng. Đến năm 2013, chi phí giảm xuống còn 51.725 triệu, giảm 2.349 triệu đồng tương đương 4,34% so với năm 2012. Việc giảm chi phí là do trong những năm qua, nền kinh tế có nhiều biến động, doanh thu từ hoạt động tín dụng bị sụt giảm nhiều do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Chính vì thế, ngân hàng đã tiến hành cắt giảm chi phí, kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên trong ngân hàng ra sức tiết kiệm nhằm tối giản chi phí đến mức thấp nhất.
LN trước thuế:
Qua sự phân tích về thu nhập và chi phí của ngân hàng trong 3 năm 2011- đến 2013, cho ta thấy lợi nhuận trước thuế phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đối của thu nhập và chi phí. Thông qua bảng số liệu ta thấy rằng, do sự biến động của thu nhập và chi phí nên lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng không ngừng biến động, tăng trong năm 2012 và giảm trong năm 2013. Mặc dù thu nhập cũng như chi phí đều tăng, nhưng do doanh thu tăng mạnh hơn chi phí (10,06% so với 6,64%), nên từ năm 2011 đến 2012, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng cũng đã tăng lên đáng kể, tăng từ 6.550 triệu đồng năm 2011 tăng lên thành 8.944 triệu đồng, tăng 2.394 triệu tương đương 36,56%. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế đã giảm xuống chỉ còn 6.174 triệu đồng năm 2013, giảm 2.770 triệu tương đương 30,97%. Điều này là do trong năm 2013, thu nhập của ngân hàng sụt giảm đáng kể mặc dù chi phí có giảm theo nhưng vẫn không thể duy trì được lợi nhuận của ngân hàng.
33
Kết quả này cho ta thấy, nền kinh tế luôn biến động không ngừng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có những lúc khó khăn, thách thức. Ngân hàng đã có được sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận trong năm 2012. Tuy có sụt giảm trong năm 2013 nhưng đó là tình hình chung của các NHTM. Do ngân hàng có kế hoạch tiết giảm chi phí nên nhìn chung sự sụt giảm của thu nhập ảnh hưởng không nhiều lắm đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhưng xét về phương diện nào đó, thì lợi nhuận vẫn được xem là nhân tố chứng tỏ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần nổ lực hơn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là từ hoạt động tín dụng để tăng trưởng lợi nhuận.
3.2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng 6T/2014
Năm 2014 là một năm đầy khó khăn đối với ngành ngân hàng Việt Nam, mức độ tăng trưởng tín dụng ở 6 tháng đầu năm liên tục ở mức thấp. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng cũng không ngoại lệ.
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng 6T/2013 và 6T/2014 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 6T-2014/6T-2013 Tuyệt đối Tương đối(%) Thu nhập 27.949 25.640 -2.309 -8,26 Chi phí 24.959 23.832 -1.127 -4,52 LN trước thuế 2.990 1.808 -1.182 -39,53 (Nguồn: Phòng kế toán, PGD Lý Tự Trọng) Thu nhập:
Qua bảng trên ta thấy rằng, đến 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận trước thuế giảm so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế giảm từ 2.990 triệu xuống còn 1.808 triệu, giảm 1.182 triệu đồng tương đương 39,53%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế vĩ mô, chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ để kiểm soát lạm phát khiến tổng cầu nền kinh tế giảm. Kéo theo đó là tình hình bất động sản đóng băng
34
vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, các doanh nghiệp vẫn đang giải quyết tồn kho không có nhu vay vốn cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thậm chí là thu hẹp dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm.
Chi phí:
Năm 2014, tình hình kinh tế khó khăn, thu nhập sụt giảm, tình hình tín dụng suy giảm, chính vì lẽ đó các nhà băng tiếp tục cắt giảm chi phí nhằm đảm bảo lợi nhuận. Tại ngân hàng Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng trong 6 tháng đầu năm cũng nằm trong trường hợp đó. Chi phí của ngân hàng trong thời điểm này đã giảm xuống còn 23.832 triệu đồng, giảm 1.127 triệu tương đương 4,52% so với 6 tháng năm 2013. Sự sụt giảm chi phí phần nhiều là do tình hình lãi suất giảm nên chi phí trả lãi giảm, các chi phí khác ngoài lãi như chi cho cán bộ, CNV về tiền lương, thưởng cũng giảm nhưng vẫn đảm bảo cho mọi người có được nguồn thu nhập ổn định và gắn bó với ngân hàng. Đây là khó khăn chung của hệ thống ngân hàng cần được tập thể CB-CNV trong ngân hàng phấn đấu, nổ lực tiết giảm chi phí vì lợi ích chung cho ngân hàng.
LN trước thuế:
Đến 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận vẫn giảm so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế giảm từ 2.990 triệu xuống còn 1.808 triệu, giảm 1.182 triệu đồng tương đương 39,53%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế vĩ mô, chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ để kiểm soát lạm phát khiến tổng cầu nền kinh tế giảm. Kéo theo đó là tình hình bất động sản đóng băng vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, các doanh nghiệp vẫn đang giải quyết tồn kho không có nhu vay vốn cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thậm chí là thu hẹp dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm.
3.2.3 Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Đông Á CN Bạc Liêu, PGD Lý Tự Trọng từ năm 2011 đến 06/2014